Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thời gian SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Văn Cao (1923 - 1995) tên khai sinh là Nguyễn Văn Cao, quê ở Vụ Bản, Nam Định.
- Độc giả biết về ông với tư cách là một nhạc sĩ, người đã sáng tác Tiến quân ca - ca khúc được lựa chọn trở thành Quốc ca của Việt Nam, đồng thời còn biết Văn Cao là tác giả của nhiều bài thơ trữ tình hiện đại.
- Từ năm 16 tuổi, Văn Cao đã bộc lộ khả năng sáng tạo, sáng tác nghệ thuật (âm nhạc, hội họa và văn chương). Năm 1944, Văn Cao tham gia Việt Minh và hoạt động cách mạng trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ năm 1955 đến 1975, Văn Cao công tác tại báo Văn nghệ và là ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
- Bên cạnh sự nghiệp âm nhạc, hội hoạ, Văn Cao để lại nhiều bài thơ đặc sắc. Theo nhà nghiên cứu Văn Giá, "Kể từ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc trở đi, cho đến những bài cuối trong đời thơ của mình, Văn Cao viết hoàn toàn bằng thể điệu tự do. [...] Thơ tự do của Văn Cao là thơ tự do không vần, khác với thơ tự do có vần". Nhìn chung, thơ Văn Cao thường ngắn gọn, cô đúc, "là thơ của sức nghĩ, của sự liên tưởng rộng và sâu, của kỉ luật kiệm và nén chữ" (Văn Giá). Các bài như Thời gian, Khuôn mặt em, Giấc mơ, Không đề, Một đêm Hà Nội tiêu biểu cho đặc điểm trên của thơ Văn Cao.
- Không chỉ làm thơ, Văn Cao còn bày tỏ rõ ràng những quan niệm của mình về thơ. Trong Mấy ý nghĩ về thơ, ông cho rằng: "Đến với cuộc đời, nhà thơ không chịu đựng một sự may rủi mà phải chủ định thành lập nên sự thẩm mĩ cho người đọc, chủ động xây dựng con người biết tư tưởng cảm xúc và cảm giác tinh tế như mình trong xã hội đương thời và trong cả sau này.".
2. Tác phẩm
- Thể thơ: Tự do.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào tháng 2 năm 1987, dịp xuân Đinh Mão. Đó là những năm đầu tiên sau đổi mới, lúc này những đứa con tinh thần của ông từng bị “lãng quên” một thời nay cũng được trở lại với công chúng và một Văn Cao tài hoa nay cũng đã “hồi sinh” trở lại thay cho một Văn Cao trầm lặng, u sầu. Tuy vậy quãng thời gian mấy chục năm đã đi qua gắn liền những thăng trầm, vinh nhục, kết hợp với những trải nghiệm của cuộc đời cùng bao nỗi vui, buồn, sướng, khổ mà buồn với khổ nhiều hơn vui với sướng cũng đủ để người nghệ sĩ đa tài, mẫn cảm chiêm nghiệm và thấm thía những nỗi đời. Với sự từng trải của mình và cuộc sống đã được “hồi sinh”, trái tim vốn rất đa cảm và yêu thương mãnh liệt của thi nhân sớm hòa nhịp với cuộc đời và lại cất lên những tiếng lòng tha thiết, đầy triết lý về những quy luật của muôn đời: Thời gian và cái đẹp; trường tồn và tàn phai.
- Bố cục: 2 phần:
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình tượng thời gian
- Ngay ở dòng thơ đầu tiên, thời gian đã xuất hiện trực tiếp, hữu hình qua cảm nhận của nhân vật trữ tình:
+ Thời gian những tưởng là vô hình, nhưng qua cảm nhận của nhân vật trữ tình - Thời gian qua kẽ tay, thời gian giống như một dòng chảy vật chất, có thể tri nhận qua xúc giác của con người.
+ Thời gian qua cảm nhận của nhân vật trữ tình không phải là thời gian ngưng đọng, cũng không phải là dòng thời gian nhuốm màu ngán ngẩm của Hồ Xuân Hương (Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại), hay thời gian gắn với lòng yêu sống cho nên phải vội vàng của Xuân Diệu (Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua). Thời gian của Văn Cao rất khác: Nó như dòng nước, cảm nhận được nhưng không giữ lại được (bất chấp mong muốn chủ quan của con người). Như vậy, ông đã biến cái vô hình thành cái hữu hình để người đọc hình dung được một cách cụ thể và thấy được sự vận động không ngừng nghỉ của thời gian.
- Thời gian có sức ảnh hưởng đến vạn vật. Văn Cao đã đưa ra hai hai sự vật phải chịu sự tác động của thời gian:
=> Trước thời gian, thế giới tự nhiên cũng trở nên bé nhỏ và ngắn ngủi; kỷ niệm cũng sẽ tàn phai và biến mất khi con người kết thúc chuyến hành trình cuộc sống của mình. Ở đây, sự kết hợp giữa biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, biện pháp so sánh và cách ngắt dòng của nhà thơ đã gợi cho người đọc thấy được sự hữu hạn của đời người trên dòng chảy thời gian vô cùng, vô tận của vũ trụ. Vì thế, dẫu con người muốn "níu giữ", muốn can thiệp vào dòng chảy của thời gian để kiểm soát vạn vật, kết cục vẫn là sự bất lực.
- Thế nhưng, Văn Cao vẫn tìm ra được một thứ bất biến trước thời gian, chính là sự trường tồn của nghệ thuật - cái đẹp.
+ Đối lập với màu sắc tàn phai của chiếc lá và kỉ niệm, thì nghệ thuật lại mang sắc "xanh" - biểu tượng cho sự trẻ trung, sức sống mãnh liệt và sự vĩnh cửu.
+ Văn Cao còn "chốt" lại một giá trị trường tồn nữa ngoài nghệ thuật, đó là đôi mắt em. Ở đây, tác giả dùng nghệ thuật hoán dụ để nói về người con gái đẹp, vừa nói về tình yêu. Bởi cái đẹp và tình yêu chính là những cội nguồn làm nên mọi sức mạnh, tạo nên sự thăng hoa cho người nghệ sĩ trong sáng tác.
=> Qua hình tượng thời gian, Văn Cao thể hiện quan niệm của ông về thời gian: Thời gian có thể làm khô chiếc lá, xóa nhòa kỉ niệm nhưng không thể nào làm khô đôi mắt của tình yêu, của người con gái đẹp (ý nói nghệ thuật, cái đẹp).
2. Những hình ảnh mang tính biểu tượng
- Hình ảnh "câu thơ", "bài hát": Tượng trưng cho nghệ thuật, cho cái đẹp.
=> Có thể nói, những dòng thơ này đã cho thấy sự nhìn nhận và đánh giá rất cao của tác giả đối với lao động sáng tạo nghệ thuật chân chính, đồng thời, khẳng định giá trị trường tồn của những tác phẩm nghệ thuật đích thực trước những thử thách khốc liệt và sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian.
- Hình ảnh "đôi mắt em": Là hình ảnh biểu tượng về người con gái, người tình của thi nhân. Đó là biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Đôi mắt ấy long lanh và sâu thẳm "như hai giếng nước", đó là vẻ đẹp của một tình yêu mê đắm và sâu sắc. Tình yêu ấy, cũng như nghệ thuật và cái đẹp, không thể bị hủy diệt bởi thời gian. Bởi, thời gian có thể làm phai nhạt nhan sắc của người con gái nhưng không thể làm vơi đi chiều sâu của tâm hồn và tình yêu.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Qua bài thơ Thời gian, Văn Cao không chỉ bày tỏ quan niệm sâu sắc của ông về thời gian, mà còn muốn gửi gắm tới bạn đọc một thông điệp ý nghĩa, giàu triết lý về thời gian, cuộc đời: Thời gian mênh mông, dài dằng dặc, một đi không trở lại, mà đời người thì hữu hạn. Bởi vậy, chúng ta cần trân trọng sự sống hiện tại, chấp nhận quy luật của cuộc sống, biết trân quý thời gian mà sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng giàu sức gợi góp phần làm sâu sắc nội dung, tư tưởng tác phẩm.
- Có cách ngắt dòng độc đáo, mới lạ tạo ra sự cân bằng cho bài thơ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây