Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tây Tiến (Phần 1) SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
* Tiểu sử:
- Quang Dũng, tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1921, mất ngày 13 tháng 10 năm 1988.
- Ông là một nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ tài năng; thuộc thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành trong chiến tranh và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.
- Trước Cách mạng tháng Tám: Ông tốt nghiệp trường Thăng Long và bắt đầu dạy học tư tại Sơn Tây.
- Sau Cách mạng tháng Tám:
+ Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.
+ Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc quân sự Sơn Tây. Sau khi kết thúc khóa học, ông làm đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ông tham gia vào chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường sắt qua Tây Bắc.
+ Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. Trong thời gian này, ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như tham gia tổ chứ triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh.
+ Năm 1951, ông xuất ngũ. Đến năm 1954, ông làm biên tập viên tại báo Văn nghệ rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học. Ông phải đi chỉnh huấn sau vụ tờ báo Nhân Văn - Giai Phẩm.
- Tuy Quang Dũng sáng tác được nhiều tác phẩm nổi tiếng song ông có lối sống rất đạm bạc, giản dị, không thích khoe khoang. Về sau này, như những nhà thơ lớn khác như Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông không sáng tác thêm được nhiều tác phẩm nổi bật và mất đi trong âm thầm.
- Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
* Phong cách tác giả:
- Ông là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Thơ ông hồn hậu, tinh tế, phóng khoáng và giàu cảm hứng lãng mạn. Đặc biệt, bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn, được rất nhiều người yêu thích.
* Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Tập truyện ngắn: Mùa hoa gạo (1950).
- Tập bút kí, truyện kí, hồi kí: Rừng về xuôi (1964), Đường lên châu Thuận (1964), Nhà đồi (1970), Làng Đồi đánh giặc (1976),...
- Tập thơ: Mây đầu ô (1986), Quang Dũng - Tác phẩm chọn lọc (1988), Đoàn binh Tây Tiến (2019),...
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh lịch sử: Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao sinh lực quân Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam.
- Hoàn cảnh cảm hứng: Tây Tiến được sáng tác vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi người lính Quang Dũng đã rời binh đoàn Tây Tiến, chuyển sang đơn vị khác để nhận những nhiệm vụ mới. Mặc dù ông đã rời xa binh đoàn, nhưng nỗi nhớ và tình yêu với binh đoàn Tây Tiến vẫn luôn tha thiết. Chính nguồn cảm hứng này đã giúp Quang Dũng viết nên bài thơ Tây Tiến.
- Xuất xứ:
- Nhan đề:
+ Ban đầu, bài thơ có tên là Nhớ Tây Tiến, sau đổi thành Tây Tiến để ngụ ý về một nỗi nhớ ẩn sâu trong tâm hồn, chỉ còn hiển hiện một nỗi lòng hướng về Tây Tiến, tạo nên một vẻ đẹp hàm súc cho bài thơ; đồng thời bộc lộ một nỗi nhớ cồn cào, da diết.
+ Tây Tiến gợi nhắc đến một đơn vị quân đội được thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào trong công tác bảo vệ biên giới Việt - Lào và làm tiêu hao sinh lực của địch. Quang Dũng khi ấy là đại đội trưởng của đơn vị này. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến đa số là thanh niên Hà Nội (bao gồm cả học sinh và sinh viên). Họ đã phải gác lại sự nghiệp bút nghiên, tham gia vào chiến trường gian khổ, tàn khốc, thiếu thốn cả thuốc men lẫn đạn dược, song họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan, chiến đấu anh dũng.
- Bố cục:
=> Kết cấu của bài thơ logic, đi theo dòng chảy của mạch hồi tưởng từ thực tại nhớ về quá khứ gắn bó cùng đoàn binh Tây Tiến, rồi lại quay trở về với thực tại.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo
- Đề tài: Người lính.
- Chủ đề:
- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ về người lính Tây Tiến, về thiên nhiên cảnh vật của núi rừng Tây Bắc và con người Tây Bắc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây