Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tác gia Hồ Chí Minh (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
2. Sự nghiệp văn học
2.2. Thành tựu sáng tác
Sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể chia thành 3 bộ phận chính là: Văn chính luận, truyện và kì, thơ.
* Văn chính luận:
- Đây là bộ phận văn học chiếm khối lượng lớn nhất trong di sản văn học của Người.
- Nhiều tác phẩm của Người thể hiện rất đậm nét tinh thần tố cáo các thế lực thực dân, đế quốc, kêu gọi nhan dân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới cùng tham gia đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập, tự do, Di chúc, Tuyên ngôn Độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp,...
* Truyện, kí:
- Đây là một bộ phận sáng tác chiếm số lượng không nhiều nhưng lại rất đặc sắc.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Pa-ri (Paris), Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, "Vi hành", Những trò lố hay là Va-ren (Varenne) và Phan Bôi Châu,...
- Những truyện ngắn này có phong cách hiện đại hơn so với các sáng tác cùng thời ở trong nước. Điểm đặc biệt này được thể hiện qua một số phương diện sau:
+ Về hình thức: Tình huống truyện, người kể chuyện, ngôn ngữ, nhân vật, thủ pháp nghệ thuật châm biếm, đả kích,...
+ Về nội dung: Tập trung lật tẩy thói nô lệ đê hèn của những kẻ tay sai, vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân, phơi bày thực trạng cuộc sống tối tăm của tầng lớp cần lao và ca ngợi những tấm gương xả thân vì đất nước, dân tộc,...
* Thơ:
- Đây là mảng sáng tác thể hiện rõ nhất phẩm chất nghệ sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phần lớn thơ của Người được đưa vào hai tập:
+ Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù):
+ Thơ Hồ Chí Minh: Tập thơ được sáng tác trong thời kì tiền khởi nghĩa và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những bài thơ trong tập thơ này đều thể hiện rõ tình cảm yêu nước, thương dân, niềm tin vừng vàng vào tương lai, sự cẩn trọng, thanh thoát trong mọi ứng xử và phong thái điềm đạm, ung dung của tác giả trước những biến cố lớn lao trong thời đại cách mạng.
2.3. Phong cách nghệ thuật
- Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phong cách nghệ thuật rất đa dạng:
+ Văn chính luận vừa có sự kế thừa những truyền thống tốt đẹp của thể loại này trong nền văn học dân tộc, vừa có sự tiếp thu nhiều kinh nghiệm ở văn chính luận ở các nước phương Tây, nhờ đó mà văn chính luận của Người có sức thuyết phục rất mạnh mẽ:
+ Giữa hai mảng truyện, kí của Người cũng có sự khác biệt. Cụ thể:
++ Khi viết bằng tiếng Pháp và hướng đến độc giả Pháp, Người thường chọn cách viết hiện đại, sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật của văn học phương Tây (kể chuyện dưới hình thức viết thư hoặc để nguyên dạng một số từ ngữ của người bản xứ thuộc địa), sử dụng ngôn ngữ đậm chất hài hước kiểu Pháp.
++ Khi viết bằng tiếng Việt và hướng về quần chúng nhân dân trong nước, Người thường dùng cách kể dung dị, gãy gọn, hóm hỉnh và chú trọng việc nêu bài học một cách trực tiếp.
+ Ở mảng thơ, có sự phân biệt rõ giữa thơ tuyên truyền, kêu gọi với thơ trữ tình:
++ Thơ tuyên truyền: Nội dung sáng rõ, hình thức ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu, gần gũi với đại chúng.
++ Thơ trữ tình: Mang đậm màu sắc cổ điển ở cấu tứ, cách sử dụng nhãn tự, ở tình yêu dành cho thiên nhiên và ở phong thái hiền triết phương Đông của nhân vật trữ tình.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Văn bản Tác gia Hồ Chí Minh không chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn giúp bạn đọc thêm hiểu, trân trọng, biết ơn những đóng góp to lớn của Người đối với sự nghiệp văn chương, sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc.
2. Nghệ thuật
Cách trình bày thông tin theo trật tự thời gian và theo đối tượng góp phần giúp cho văn bản trở nên mạch lạc, rõ ràng và tường minh.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây