Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Sự nhiễm điện SVIP
I. Sự nhiễm điện do cọ xát
1. Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát
Khi cọ xát một số vật như một thanh hổ phách vào len, dạ thì nó có thể hút được các vật nhẹ như cọng rơm, vỏ trấu. Khi đó, ta nói hổ phách đã bị nhiễm điện.
Ta cũng có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cọ xát như thí nghiệm sau.
Chuẩn bị:
Hai thanh nhựa, giá thí nghiệm, dây treo, mảnh vải khô.
Tiến hành:
- Treo một thanh nhựa vào giá thí nghiệm.
- Cọ xát mảnh vải khô với thanh nhựa. Sai đó tách miếng vải ra xa thanh nhựa.
- Đưa miếng vải lại gần một đầu thanh nhựa → mảnh vải bị hút.
- Cọ xát thanh nhựa thứ hai bằng vải khô như đã làm với thanh nhựa thứ nhất.
- Đưa thanh nhựa này lại gần một đầu thanh nhựa thứ nhất → hai thanh đẩy nhau.
Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát. Các vật sau khi bị cọ xát có thể hút hoặc đẩy nhau được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
Các vật nhiễm điện trái dấu sẽ hút nhau. Các vật nhiễm điện cùng dấu sẽ đẩy nhau.
2. Nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện khi cọ xát
Khi thanh nhựa bị cọ xát bằng miếng vải, một số electron đã chuyển từ vải sang thanh nhựa. Kết quả là thanh nhựa nhiễm điện âm, còn miếng vải nhiễm điện dương.
Các vật nhiễm điện tương tự với miếng vải hay thanh nhựa ở trường hợp này sẽ mang điện dương hay âm tương ứng.
3. Một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát
Hiện tượng nhiễm điện khi cởi áo len
Vào mùa đông, khi cởi áo len, ta có thể thấy hiện tượng áo len hút các sợi tóc hoặc hút lớp áo bên trong. Đôi khi, có thể nghe thấy tiếng kêu lách cách. Nếu vào ban đêm ta còn có thể thấy có các tia lửa điện nhỉ.
Hiện tượng nhiễm điện ở bóng bay
Cọ xát một quả bóng bay vào áo len rồi tách chúng ra. Đưa quả bóng lại gần áo len thì nó bị hút về phía áo len.
II. Dòng điện
Dòng điện là dòng các hạt mang điện dịch chuyển có hướng. Các thiết bị hoạt động được khi có dòng điện chạy qua.
Ví dụ: dòng điện chạy qua làm bóng đèn sáng.
III. Vật dẫn điện và vật cách điện
Các vật cho dòng điện đi qua được gọi là vật dẫn điện.
Ví dụ: các vật bằng kim loại, gỗ tươi,...Cơ thể người cũng là vật dẫn điện.
Các vật không cho dòng điện đi qua được gọi là vật không dẫn điện (vật cách điện).
Ví dụ: giấy bóng kính, thanh nhựa,...
1. Khi các vật cách điện cọ xát với nhau, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật này nhiễm điện.
2. Các vật nhiễm điện cùng dấu đẩy nhau, trái dấu hút nhau.
3. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
4. Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Vật không dẫn điện là vật không cho dòng điện đi qua.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây