Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nội dung 1. Trật tự hai cực Ianta SVIP
1. Hội nghị Ianta (2/1945 ) và những thỏa thuận của ba cường quốc
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Đầu năm 1945 chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng cấp bách đã nảy sinh:
+ Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
- Từ ngày 4 đến 11/2/1945, hội nghị Ianta được triệu tập với sự tham dự của đại diện ba cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô.
b. Nội dung của hội nghị Ianta
- Thống nhất mục tiêu chung: tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Để mau chóng kết thúc chiến tranh, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật tại châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước ở châu Âu và châu Á.
+ Ở châu Âu: Quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng Đông Đức, Đông Berlin và các nước Đông Âu, vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Quân đội các nước Mỹ, Anh, Pháp sẽ chiếm đóng Tây Đức, Tây Berlin và các nước Tây Âu, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Hai nước Áo và Hà Lan là hai nước trung lập.
c. Hệ quả
- Thực chất hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận có liên quan đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.
- Những nghị quyết của hội nghị Ianta đã tạo ra khuôn khổ của một trật tự thế giới mới thường được gọi là trật tự 2 cực Ianta, theo đó thế giới chia thành 2 phe do 2 siêu cường đứng đầu mỗi phe và đối đầu gay gắt với nhau trong suốt 40 năm.
2. Quá trình xác lập, xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta
3. So sánh trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vécxai - Oasinhton
|
Hệ thống Vécxai - Oasinhton |
Trật tự hai cực Ianta |
Điểm tương đồng |
- Hệ quả của những cuộc chiến tranh thế giới - Do các cường quốc thắng trận thiết lập nhằm phục vụ lợi ích tối đa của họ - Là kết quả của các hội nghị quốc tế do các nước thắng trận tổ chức |
|
Điểm khác biệt |
Được thiết lập sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc |
Được thiết lập sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc |
Do các nước tư bản thắng trận thiết lập và thao túng |
Có sự tham gia của các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ - Liên Xô đứng đầu mỗi cực |
|
- Tồn tại mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận và bại trận - Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với nhau -> Quan hệ hòa bình giữa các nước chỉ là “tạm thời, mong manh” |
- Đối đầu về hệ tư tưởng của hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa - Diễn ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mĩ và Liên Xô, đưa tới cục diện Chiến tranh lạnh -> Quan hệ quốc tế trong tình trạng căng thẳng suốt hơn 4 thập kỉ |
|
Vai trò của Hội Quốc liên mờ nhạt, hoàn toàn bị các nước thao túng |
Liên hợp quốc là tổ chức đa phương toàn cầu mang tính tiến bộ hơn Hội Quốc liên |
|
Sự sụp đổ của hệ thống Vécxai - Oasinhton dẫn tới sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai |
Trật tự Ianta sụp đổ không dẫn tới chiến tranh thế giới; hình thành trật tự thế giới mới theo hướng “đa cực”, nhiều trung tâm đang trong quá trình hình thành |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây