Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Sinh trưởng và phát triển ở động vật SVIP
I. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật
1. Thực hành quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật
a. Câu hỏi nghiên cứu
- Một loài trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển nào?
- Có phải tất cả các loài động vật đều trải quả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển giống nhau không?
b. Các bước tiến hành
Chuẩn bị
- Dụng cụ: video về quá trình sinh trưởng và phát triển của tằm và châu chấu.
- Hình ảnh hoặc mẫu vật: nhộng trong kén, tằm, bướm tằm, châu chấu non và châu chấu trưởng thành.
Tiến hành
- Quan sát hình ảnh hoặc mẫu vật và nhận xét sự khác nhau về hình dạng giữa các giai đoạn phát triển của từng loài.
- Xem phim về quá trình sinh trưởng và phát triển của tằm, châu chấu; ghi lại những hiện tượng diễn ra trong phim. Đối chiếu những gì quan sát được từ hình ảnh và từ phim.
Báo cáo
- Nếu muốn hạn chế châu chấu hại mùa màng thì nên tác động vào giai đoạn nào trong vòng đời của châu chấu sẽ cho hiệu quả cao nhất? Vì sao?
- Vẽ sơ đồ vòng đời của tằm và châu chấu.
2. Đặc điểm và ý nghĩa của sinh trưởng và phát triển ở động vật
Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau. Đặc điểm của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.
Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau.
Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở các mô, cơ quan khác nhau là không giống nhau.
Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật diễn ra ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
Sự phát triển diễn ra theo từng giai đoạn giúp cơ thể thích nghi tốt với môi trường, cơ thể điều chỉnh khả năng hoạt động của các cơ quan một cách tối ưu.
3. Các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật
Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm hai giai đoạn chính.
- Giai đoạn phôi: trứng được thụ tinh → trứng nở hoặc con non được sinh ra.
- Giai đoạn hậu phôi: sau khi trứng nở hoặc con non sinh ra.
❗ Em có biết
Ở hầu hết các loài bướm, sau khi giao phối, bướm cái đẻ trứng tại cây có thể làm thức ăn cho con non. Bướm cái chết sau đó ít lâu, trước khi đến ngày trứng nở.
4. Các hình thức phát triển ở động vật
a. Phát triển qua biến thái
- Biến thái hoàn toàn: con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành. Cơ thể con non phải trải qua nhiều biến đổi mới trở thành con trưởng thành.
- Biến thái không hoàn toàn: con non mới nở đã có hình dạng, cấu tạo, sinh lí gần giống con trưởng thành nhưng cần trải qua nhiều lần lột xác mới biến đổi thành con trưởng thành.
b. Phát triển không qua biến thái
Con non mới nở hoặc mới sinh có hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự con trưởng thành.
Mỗi hình thức phát triển ở động vật đều mang tính thích nghi, bảo đảm duy trì sự tồn tại của loài.
II. Sự sinh trưởng và phát triển ở người
1. Giai đoạn phôi thai
Giai đoạn phôi thai kéo dài khoảng 38 - 42 tuần.
Trứng thụ tinh hình thành hợp tử → hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành phôi → phôi bám vào lớp niêm mạc tử cung và hình thành tổ → phôi phát triển thành thai nhờ quá trình phân hóa tạo thành các cơ quan.
❗ Em có biết
Tim thai thường bắt đầu đập từ tuần thứ tư của thai kì. Vào cuối tháng thứ 3 của thai kì, các cơ quan đã được biệt hóa rõ nhưng lúc này chiều dài của thai chỉ đạt khoảng 5 cm.
2. Giai đoạn sau sinh
Ở giai đoạn sau sinh, sự phát triển của người không qua biến thái. Trong quá trình phát triển, cơ thể người có những đặc điểm về giải phẫu, sinh lí đặc trưng cho từng lứa tuổi.
Giai đoạn sau sinh có thể chia thành các giai đoạn nhỏ. Mỗi giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Giai đoạn dậy thì và chăm sóc sức khỏe bản thân
Dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi lớn cả về thể chất, sinh lí và tâm lí để chuyển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành.
Quá trình dậy thì kéo dài khoảng 3 - 5 năm.
Độ tuổi dậy thì phụ thuộc vào yếu tố di truyền, tình trạng bệnh lí, cân nặng và yếu tố môi trường.
Thay đổi | Nữ | Nam |
Tâm lí | Có xu hướng độc lập | |
Tính tình thay đổi | ||
Có tình cảm với người khác giới | ||
Thể chất | Tuyến bã nhờn ở da tăng tiết dẫn đến xuất hiện mụn trứng cá | |
Chiều cao tăng nhanh | ||
Xuất hiện lông nách, lông mu | ||
Cơ quan sinh dục phát triển | ||
Tuyến mồ hôi tăng tiết gây mùi cơ thể | ||
Tuyến vú phát triển Xương chậu phát triển Có vóc dáng của phụ nữ |
Mọc râu Cơ và xương phát triển Sụn giáp phát triển, giọng nói thay đổi Có vóc dáng của đàn ông |
|
Sinh lí | Trứng chín và rụng | Tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng |
Tăng tiết hormone sinh dục nữ | Tăng tiết hormone sinh dục nam | |
Xuất hiện kinh nguyệt |
Bắt đầu xuất tinh Có hiện tượng mộng tinh |
Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể có nhiều thay đổi về thể chất, sinh lí và tâm lí do lượng hormone sinh dục tăng cao dẫn đến cơ thể phát triển nhanh nhưng chưa hài hòa.
Ở giai đoạn này, sự hưng phấn ở vỏ não diễn ra mạnh mẽ nên ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng của trẻ.
→ Chế độ ăn ở lứa tuổi này cần đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng; tránh sử dụng các chất kích thích; vệ sinh cơ thể sạch sẽ; chăm sóc da đúng cách; duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp.
1. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.
2. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
3. Động vật phát triển qua biến thái hoặc không qua biến thái.
4. Quá trình phát triển của người được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh.
5. Dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi lớn cả về thể chất, sinh lí và tâm lí để chuyển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây