Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản (1919 - 1930) SVIP
1. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản 1919 - 1925
a. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam
- Diễn biến:
+ Để chống lại sự cạnh tranh của tư sản Hoa kiều, tư sản Việt Nam đã phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919).
+ Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923).
+ Một số nhà tư sản lớn đại biểu là Bùi Quang Chiêu đã thành lập Đảng Lập hiến (1923).
+ Sử dụng báo chí để đấu tranh: thành lập nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh, nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh.
- Kết quả: khi phong trào dâng cao, Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì giai cấp tư sản Việt Nam dần đi vào thỏa hiệp.
- Nhận xét:
+ Lực lượng tham gia: chủ yếu là tư sản, ngoài ra có một số địa chủ lớp trên.
+ Mục tiêu: chỉ chủ trương cải cách chế độ, chủ yếu nhằm mục đích kinh tế, cải thiện điều kiện làm ăn.
+ Tính chất và hình thức đấu tranh: các hoạt động mang tính chất cải lương, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên; vận động yêu nước bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền, vận động...
b. Phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam
- Hoạt động ở nước ngoài:
+ Trung Quốc: thành lập Tâm tâm xã (1923), mưu sát toàn quyền Méc-lanh (1924).
+ Pháp: hoạt động của Phan Châu Trinh và những người Việt tại Pháp.
- Hoạt động trong nước:
+ Thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên.
+ Lập ra các nhà xuất bản tiến bộ: Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).
+ Xuất bản các tờ báo tiến bộ: An Nam trẻ, Chuông rè, Người nhà quê, Hữu thanh, Đông Pháp thời báo...
+ Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925).
+ Tổ chức lễ truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926).
- Nhận xét:
+ Lực lượng tham gia: tầng lớp lớp tiểu tư sản trí thức, ngoài ra còn có sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân khác.
+ Mục tiêu đấu tranh: đòi các quyền tự do dân chủ, chống đế quốc và phong kiến.
+ Hình thức đấu tranh: là cuộc đấu tranh dân chủ công khai, xuất hiện những hình thức đấu tranh phong phú: mít tinh, biểu tình, bãi thị, bãi khóa, báo chí, tuyên truyền...
+ Ý nghĩa: chuẩn bị cho sự ra đời của các tổ chức cộng sản trong những năm tiếp theo như Tân Việt, Việt Nam Quốc dân đảng.
2. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản 1926 - 1929
(Việt Nam Quốc dân đảng)
- Sự ra đời:
+ Tiền thân: nhóm Nam Đồng thư xã do Nguyễn Tuấn Tài thành lập.
+ Người sáng lập: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính.
+ Thời gian thành lập: 25/12/1927.
- Tổ chức:
+ Thành phần: phức tạp, công chức, sinh viên, học sinh, địa chủ, binh lính người Việt trong quân đội Pháp...
+ Tôn chỉ - mục đích: khi mới thành lập chỉ nêu đường nối chung chung "trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng". Đến năm 1929, Đảng nêu ra nguyên tắc tư tưởng "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".
+ Kẻ thù: thực dân Pháp và phong kiến.
+ Phương pháp cách mạng: đấu tranh vũ trang, nặng về ám sát, khủng bố cá nhân "tiến hành cách mạng bằng sắt và máu".
+ Địa vàn hoạt động: chỉ bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc Kì còn ở Trung Kì và Nam Kì không đáng kể.
- Hoạt động:
+ Tháng 2/1929: ám sát trùm mộ phu Pháp ở Hà Nội.
+ Tháng 2/1930: tiến hành khởi nghĩa Yên Bái nhưng thất bại.
3. Nguyên nhân thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản
- Khách quan:
+ Chủ nghĩa tư bản không còn sức hấp dẫn: cách mạng tư sản là cách mạng không đến nơi vì ở đó người dân vẫn bị áp bức, bóc lột; đồng thời chịu sự cạnh tranh của chủ nghĩa xã hội.
+ Chênh lệch về tương quan lực lượng giữa tư sản Việt Nam và thực dân Pháp.
- Chủ quan:
+ Việt Nam thiếu đi cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập không hoàn toàn vào Việt Nam, kinh tế có sự chuyển biến cục bộ, nhìn chung vẫn nghèo nàn. Trong xã hội, giai cấp tư sản nhỏ yếu, không kiên quyết đấu tranh chống Pháp.
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đúng đắn: Việt Nam quốc dân đảng xác định tôn chỉ - mục đích không rõ ràng, không xác định được lực lượng chính, chủ yếu cho cuộc đấu tranh,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây