Bài học cùng chủ đề
- Bài đọc 1: Sự tích dưa hấu
- Bài viết 1: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
- Trao đổi: Gian nan thử sức
- Bài đọc 2: Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi
- Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa
- Bài viết 2: Luyện tập tả người (Tả hoạt động, tính cách)
- Phiếu bài tập tuần 7
- Bài đọc 3: Tục ngữ về ý chí, nghị lực
- Trao đổi: Em đọc sách báo
- Bài đọc 4: Tiết mục đọc thơ
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa
- Phiếu bài tập tuần 8
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 8 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc bài và trả lời câu hỏi.
NGU CÔNG DỜI NÚI
Xưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía Nam nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khó khăn.
Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồng tâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác có nên chăng? Khi ấy, chúng ta sẽ đến thẳng được phía Nam của Dư Châu và Hán Thủy.”
Ai nấy đồng thanh hô to: “Được ạ!”.
Chỉ có người vợ thấy ngần ngại, liền hỏi vặn: “Ông già yếu thế kia, sức không bạt nổi một cái gò, sao bạt được những hai núi to như thế kia? Mà đất đá sẽ mang đổ đi đâu?”.
Mọi người đáp : “Đem ra Bột Hải, phía bắc An Thổ.”
Nói xong, Ngu Công và con cháu cùng ra phá núi, kẻ đào đá, người đào đất, cho vào sọt mang ra Bột Hải. Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà góa, cũng chạy theo giúp họ. Do đường xa vợi, từ đông đến hạ, họ chỉ có thể quay về một lần.
Có người nọ trong làng thấy thế, cản ngăn Ngu Công : “Ông thật ngốc nghếch! Hay là dừng lại lúc chưa muộn, về an nghỉ tuổi già!”.
Lão Ngu bảo : “Ngươi xem ra còn không bằng người đàn bà góa và đứa trẻ dại! Ta già, ta chết, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta, đã có chắt ta, con cháu đầy đàn, núi dù cao, nhưng không thể cao hơn, lo gì không bạt nổi?”.
Trời nghe cụ già nói vậy, bèn đẩy hai trái núi ra xa để cụ có lối đi lại.
(Sưu tầm)
Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?
Ông lão Ngu Công sống ở vùng nào?
Hai ngọn núi nào chắn ngang nhà của Ngu Công?
Ngu Công bàn với con cháu điều gì?
Phản ứng của con cháu Ngu Công khi nghe kế hoạch là gì?
Người vợ của Ngu Công đã hỏi ông điều gì?
Chi tiết Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà góa, cũng chạy theo giúp họ. có ý nghĩa như thế nào?
Lời can ngăn của vợ Ngu Công và một người làng cho thấy có những điều bất khả thi nào trong công việc dời núi của Ngu Công?
Câu trả lời của Ngu Công trước người làng cho thấy công việc dời núi hoàn toàn khả thi dựa trên yếu tố nào là chính?
Bài học nào được rút ra từ câu chuyện trên?
Từ "mũi" trong trường hợp nào có nghĩa giống với từ "mũi" trong "mũi thuyền"? (Chọn 2 đáp án)
Từ "miệng" trong "miệng núi lửa" được dùng theo nghĩa nào?
Từ "nóng" trong câu "Đây là một vấn đề nóng của xã hội." có nghĩa là gì?
Từ "lá" trong câu "Những chiếc lá bàng cuối cùng đều đã rụng hết cả rồi, chỉ còn lại cành cây trơ trọi, run rẩy trong gió lạnh." được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Từ "đứng" trong câu nào có nghĩa là "tự đặt mình vào một vị trí, nhận lấy một trách nhiệm nào đó"?