Bài học cùng chủ đề
- Bài đọc 1: Những thư viện đặc biệt
- Tự đọc sách báo
- Bài viết 1: Luyện tập tả cây cối (Tìm ý, lập dàn ý)
- Bài đọc 2: Những trang sách tuổi thơ
- Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép
- Bài viết 2: Luyện tập tả cây cối
- Phiếu bài tập tuần 7
- Bài đọc 3: Người thu gió
- Bài viết 3: Luyện tập tả cây cối (Kết bài)
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Sách và thư viện
- Bài đọc 4: Mỗi lần cầm sách giáo khoa
- Phiếu bài tập tuần 8
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 7 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Câu chuyện về việc đọc sách
Tại một ngôi chùa trên núi, có một vị sư phụ đều thức dậy sớm ngồi vào bàn để đọc sách – dù những cuốn sách này đã cũ kỹ. Tiểu hòa thượng bên cạnh sư phụ thấy vậy, cũng cố gắng bắt chước sư phụ mình đọc sách.
Một ngày cậu hỏi sư phụ: “Thưa sư phụ, con đã cố gắng đọc những quyển sách như sư phụ nhưng vẫn không thể hiểu nó. Có những đoạn con hiểu, nhưng khi gấp sách lại thì quên nó ngay. Vậy đọc sách có lợi ích gì đâu?”. Vị sư phụ liền đứng dậy, lấy hết than trong giỏ đặt vào lò và nói: “Con hãy mang giỏ đựng than này ra ngoài sông và mang nước về giúp ta nhé!”.
Vị tiểu hòa thượng làm theo lời dặn, nhưng toàn bộ nước chảy ra hết trước khi cậu quay về đến nhà. Sư phụ liền cười và nói: “Lần sau con cần đi nhanh hơn nữa”. Rồi ông đưa lại cho cậu bé cái giỏ để đi lấy giỏ nước khác.
Lần này, cậu bé chạy nhanh hơn, nhưng cái giỏ đã trống rỗng khi cậu về đến nhà. Thở không ra hơi, cậu nói với sư phụ: “Chúng ta không thể đựng nước trong cái giỏ này được”, và cậu định đi lấy cái xô để chứa nước.
Vị sư phụ liền nói: “Ta không muốn đựng nước trong chiếc xô mà là trong chiếc giỏ kia. Con có thể làm được điều này, do con chưa cố gắng hết sức đấy thôi”. Vị sư phụ lại đưa cái giỏ và bảo cậu bé ra ngoài sông lấy nước lần nữa. Mặc dù cậu biết điều đó không thể nhưng không muốn cãi lời sư phụ, cậu cố chạy nhanh hết sức, nước vẫn chảy hết ra ngoài giỏ trước khi cậu về đến nhà.
Tiểu hoà thượng nói: “Sư phụ nhìn này, thật là vô ích!”. “Con nghĩ nó vô ích? Hãy nhìn vào chiếc giỏ kia!”, vị sư phụ nói. Tiểu sư phụ liền nhìn vào chiếc giỏ và lần đầu tiên cậu nhận thấy rằng chiếc giỏ trông thật khác. Thay vì một chiếc giỏ đựng than cũ kỹ và bẩn, nó lại trông sạch sẽ. “Đó là tất cả những gì xảy ra khi con đọc sách. Có thể con không hiểu hoặc không nhớ mọi thứ, nhưng khi đọc, sách sẽ làm thay đổi bên trong tâm hồn của con, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy!”.
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Tiểu hoà thượng bắt chước sư phụ làm việc gì?
Vì sao tiểu hoà thượng cho rằng đọc sách không có lợi ích gì?
Sư phụ dùng cách gì để tiểu hoà thượng hiểu về ý nghĩa của việc đọc sách?
Dù không thể lấy nước về bằng cái giỏ đựng than, nhưng cậu bé nhận thấy điều gì?
Bài học mà sư phụ mang đến cho tiểu hoà thượng là gì?
Khi tả một bông hoa, chúng ta nên tả những gì?
Chọn công dụng của dấu ngoặc kép.
Để đánh dấu tên tác phẩm, ngoài việc dùng dấu ngoặc kép thì còn có thể dùng cách nào?
Bấm chọn những từ ngữ cần đặt trong dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau:
Tốt-tô-chan bên cửa sổ là một tác phẩm cho thiếu nhi rất hay và ý nghĩa của Nhật Bản. Trong truyện, Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.
Điền x hoặc s vào chỗ trống.
- ốn ang
- sục ạo
- xun oe
- òng ọc