Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 33 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
NGƯỜI CHA ĐỠ ĐẦU
Ngày ấy, Bác Hồ được mời làm thượng khách đến thăm Pháp. Thấy Bác ở trong toà lâu đài sang trọng nhưng lại không thoải mái nên ông Ô-brắc mời Bác đến ở tại ngôi nhà cổ kính của ông ở ngoại ô Pa-ri. Nơi đây, cứ chiều chiều, sau giờ làm việc, Bác Hồ thường dắt tay Giăng Pi-e, con trai của ông bà Ô-brắc, đi dạo chơi khắp làng, thăm hỏi đời sống của bà con lao động, nói chuyện với ông lão trồng hoa, vui đùa với các em bé vùng ngoại ô...
Cũng trong dịp này, ông bà Ô-brắc đón một tin vui: con gái út của ông bà chào đời. Bác Hồ đã đến nhà hộ sinh thăm và chúc mừng. Bác đặt tên cho cháu bé là Ba-bét và nhận cháu làm con gái đỡ đầu.
Sau này, khi trở về nước, Bác thường gửi tặng con gái những món quà nhỏ: bức ảnh của Người, các con vật dễ thương bằng sứ, tấm lụa để con gái may áo cưới...
Năm 1990, hai cha con ông Ô-brắc sang Việt Nam và vào thăm nhà sàn Bác Hồ. Dừng chân hồi lâu bên nhà sàn, ông Ô-brắc nói với con gái:
– Đây là toàn bộ gia tài của người cha đỡ đầu của con đó.
Những giọt nước mắt lăn trên má chị Ba-bét. Chị vô cùng xúc động trước cuộc sống giản dị của Bác.
(Theo Kim Dung)
Đọc câu chuyện trên và trả lời các câu hỏi.
Từ "thượng khách" trong câu chuyện trên có nghĩa là
Truyện kể về Bác Hồ được mời làm thượng khách sang đất nước nào?
Vì sao ông Ô-brắc lại mời Bác đến ở tại ngôi nhà cổ kính của ông ở ngoại ô Pa-ri?
Trong dịp Bác Hồ ở nhà của ông Ô-brắc, gia đình ông đón tin vui nào?
Bác Hồ nhận ai làm con gái đỡ đầu?
Hai cha con ông Ô-brắc sang Việt Nam và thăm nhà sàn Bác Hồ vào năm nào?
Ba-bét xúc động trước điều gì khi đến Việt Nam và nhà sàn Bác Hồ?
Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì ở Bác Hồ?
Từ nào sau đây có nghĩa trái ngược với từ "thoải mái" trong câu "Thấy Bác ở trong toà lâu đài sang trọng nhưng lại không thoải mái nên ông Ô-brắc mời Bác đến ở tại ngôi nhà cổ kính của ông ở ngoại ô Pa-ri."?
Các trạng ngữ (in đậm) trong câu sau bổ sung thông tin gì cho câu?
Nơi đây, cứ chiều chiều, sau giờ làm việc, Bác Hồ thường dắt tay Giăng Pi-e, con trai của ông bà Ô-brắc, đi dạo chơi khắp làng, thăm hỏi đời sống của bà con lao động, nói chuyện với ông lão trồng hoa, vui đùa với các em bé vùng ngoại ô...
Bấm chọn những từ chỉ đặc điểm trong trường hợp sau.
Cành cây đen thui. Những chú chim hét đen biếc, từng đàn đỗ xuống bờ tre, tìm ăn giun.
(Theo Tô Hoài)
Bấm chọn 2 câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau.
Chuồn chuồn kim là những nàng công chúa trong đám cỏ xanh. Mắt chuồn chuồn kim nhỏ tí, đẹp như một vẩy ngọc lục văng ra từ một hòn ngọc đẹp nhất, giấu ủ trong lòng đất. Bộ áo của công chúa sang trọng mà khiêm tốn, hài hòa kì lạ giữa xanh, đỏ, trắng, ba màu.
(Theo Ngô Văn Phú)
Câu nào có chứa hình ảnh nhân hóa?
Câu tục ngữ nào sau đây khuyên nhủ con người cần sống chăm chỉ?
Chọn từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Ngoài đồng, lúa đã chín . Từng cây lúa trĩu hạt y như chiếc cần câu ai bỏ quên ngoài ruộng. Mùi lúa chín sao đặc biệt đến thế! Dù xa quê có bao nhiêu năm đi chăng nữa, tôi cũng không thể quên mùi hương ấy: một mùi khó tả, nó cứ , thơm thơm đến lạ. Chỉ nay mai thôi, các cô bác nông dân sẽ gặt lúa, đem về phơi ở sân nhà.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)