Bài học cùng chủ đề
- Bài đọc 1: Ông Yết Kiêu
- Bài viết 1: Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích
- Tự đọc sách báo
- Bài đọc 2: Nhà bác học của đồng ruộng
- Luyện từ và câu: Câu chủ đề của đoạn văn
- Phiếu bài tập tuần 14
- Bài 3: Ba nàng công chúa
- Bài viết 2: Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích
- Bài đọc 4: Tôn vinh sáng tạo
- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn
- Phiếu bài tập tuần 15
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 14 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Giáo sư Tôn Thất Tùng: Người làm rạng danh nền y học Việt Nam
Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế - một miền đất có truyền thống hiếu học. Tận mắt chứng kiến cảnh yếu hèn của vua quan ở Huế, người thanh niên trẻ Tôn Thất Tùng không theo nghiệp học làm quan mà quyết định ra Hà Nội học ở trường Bưởi.
Năm 1932, ông học tại trường Y-Dược, một thành viên của Đại học Đông Dương, đóng tại Hà Nội với suy nghĩ đây là nghề “tự do”, không phụ thuộc vào quan lại hay chính quyền thực dân. Từ đây bắt đầu những năm tháng tự do khám phá và đầy thành công của vị bác sỹ lừng danh. Chỉ tính riêng 10 năm, từ năm 1936 đến năm 1945, ông đã công bố 63 công trình trên các tạp chí y học của Pháp ở Pa-ri và Viễn Đông. Với thành tựu vượt trội đó, năm 1940, ông được nhà cầm quyền Đông Dương thừa nhận và bổ nhiệm làm Trưởng khoa Ngoại, Đại học Y Hà Nội khi mới 28 tuổi.
Ông vẫn say mê nghiên cứu khoa học cho đến khi gặp Bác Hồ. Một cách tự nhiên, ông trở thành người chiến sỹ đầy nhiệt huyết với cách mạng. Sau năm 1945, ông được tin tưởng giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho Bác. Ngày kháng chiến bùng nổ, ông rời bỏ phố thị, hăng hái đưa cả gia đình lên rừng theo kháng chiến. Tại đây, ông là một trong những người chủ chốt đầu tiên đào tạo thầy thuốc, nghiên cứu khoa học và tổ chức lực lượng quân y. Ông đã cùng giáo sư Đặng Văn Ngữ nghiên cứu, sản xuất được kháng sinh Pê-ni-xi-lin ngay tại chiến trường - một công việc cấp bách đối với kháng chiến mà chưa từng nước nào làm được. Năm 1947, Chính phủ cử ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế khi mới 35 tuổi.
Suốt cả cuộc đời gắn bó với y học Việt Nam, với sứ mệnh chữa bệnh cứu người từ những năm tháng kháng chiến cho tới những ngày giải phóng sau này, giáo sư Tôn Thất Tùng đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Ông đã góp phần làm rạng danh nền y học Việt Nam với 2 phát minh khoa học lớn. Đó là phương pháp cắt gan mang tên ông, một công trình khoa học đã được quốc tế công nhận là phương pháp cắt gan có quy phạm và kinh điển, được nhiều nước tiên tiến áp dụng. Và công trình thứ 2 là những nghiên cứu đầu tiên về hậu quả lâu dài trên con người của chất độc da cam/đi-ô-xin, thứ chất độc mà đế quốc Mỹ đã sử dụng trên chiến trường Việt Nam.
Theo báo Tin tức
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Giáo sư Tôn Thất Tùng cùng giáo sư Đặng Văn Ngữ đã nghiên cứu, sản xuất được gì trên chiến trường?
Nối các mốc thời gian với sự kiện tương ứng.
Hoàn thiện nội dung bài đọc.
Bài đọc giáo sư Tôn Thất Tùng, một người tài giỏi, và làm rạng danh nền Việt Nam.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Chi tiết Ngày kháng chiến bùng nổ, ông rời bỏ phố thị, hăng hái đưa cả gia đình lên rừng theo kháng chiến. cho thấy điều gì ở giáo sư Tôn Thất Tùng?
Vì sao ông Tôn Thất Tùng chọn nghề y?
Giáo sư Tôn Thất Tùng nổi danh trong lĩnh vực nào?
Ông đã góp phần làm rạng danh nền y học Việt Nam với 2 phát minh khoa học lớn nào?
Giáo sư Tôn Thất Tùng đã để lại bao nhiêu công trình khoa học có giá trị?
Câu mở đoạn của đoạn văn viết về một câu chuyện em thích có nội dung gì? (Chọn 2 đáp án)
Bấm chọn câu chủ đề của đoạn văn dưới đây:
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới. Rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được nông dân gắn liền với tên của ông một cách thân thiết: dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của,... Còn bạn bè trìu mến gọi ông là “nhà bác học của đồng ruộng”.
Bấm chọn câu chủ đề của đoạn văn sau:
Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ. Người thì xén bớt cỏ để làm sàn nhảy, người thì kê ghế dài xung quanh bãi cỏ đã xén gọn. Bên này, hai bạn nhanh nhẹn nhất đang dựng một cái lầu để biểu diễn nhạc. Bên kia, mười tay đàn xuất sắc đã lập thành một dàn nhạc và chơi thử ngay tại chỗ.
Bấm chọn câu chủ đề của đoạn văn sau:
Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.
Bấm chọn tính từ có trong các câu sau:
a. Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang.
b. Nó làm cho nhà ở khô ráo, không khí trong lành, da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh.
Chọn từ viết đúng chính tả.
Chọn tính từ chỉ hình dáng.