Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tổng hợp SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Cây cam ngọt của tôi
- câu chuyện về cách sử dụng ngôn từ
(1) Ngôn từ khi được nói ra không in hằn lên da thịt như những vết thương hay vết sẹo, cũng chẳng thành hình để thấy được bằng mắt. Ngôn từ chầm chậm đi vào trong trái tim chúng ta, sẽ bung nở một cây non mơn mởn nếu đó là những lời yêu thương, nhưng cũng có thể cắm rễ sâu hút cạn nguồn dinh dưỡng, sức sống nếu đó là những lời vô tình cay đắng.
(2) Người nói ra có thể sẽ quên những gì mình nói, nhưng người nghe phải mất rất nhiều thời gian, công sức để quên đi được những vết thương tâm hồn. Thậm chí, có những người còn không thể chữa lành những vết thương ấy, lặng lẽ ôm chúng vào lòng rồi rời đi…
(3) Zezé trong “Cây cam ngọt của tôi” là một cậu bé đáng thương, nhưng ít nhất trong cuộc đời cậu đã xuất hiện những người khiến cậu thêm yêu và trân trọng cuộc sống, những người khiến cậu trở nên tốt hơn từ hành động tới lời nói, những người hiểu được mỗi lời mình nói ra có ảnh hưởng tới những người xung quanh như thế nào.
(4) Lời nói không mất tiền mua, nhưng không có nghĩa ta được phép dùng nó để làm tổn hại đến những người xung quanh. Bởi mỗi một từ ngữ được nói ra đều ẩn chứa trong mình một sức mạnh nhất định và không phải lúc nào ta cũng nhận thức được sức nặng của từng câu từ ấy.
(5) Zezé trong “Cây cam ngọt của tôi" cũng chính là câu chuyện của trái tim non nớt, bị tổn thương, chà đạp bởi những người vô tâm với những lời nói và hành động vô tình. Ta không thể ngay lập tức trở thành mẹ Zezé, cô Dorotília hay ông Bồ, vì ta cũng lần đầu làm người lớn, cũng cần va vấp và học hỏi để trưởng thành. Nhưng trên hành trình trở nên tốt hơn của mình, hãy nhớ rằng, trong trái tim mỗi chúng ta đều có một em bé như Zezé, một em bé dễ bị tổn thương bởi những câu từ không xinh đẹp, một em bé cũng dễ buông lời cay đắng với người khác. Hãy nhớ trái tim mình và những người xung quanh đều có một em bé dễ tổn thương như vậy để chọn những bông hoa đẹp nhất gửi trao.
(Trạm đọc)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Theo đoạn số (2), tác hại đáng sợ nhất của những vết thương tâm hồn đối với người nghe là
Theo đoạn (3), “điểm nhấn” trong cuộc đời của Zezé là gì?
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì?
Ý nghĩa của câu nói: “Ta không thể ngay lập tức trở thành mẹ Zezé, cô Dorotília hay ông Bồ, vì ta cũng lần đầy làm người lớn, cũng cần va vấp và học hỏi để trưởng thành.” là gì?
Theo đoạn (4), điều mà ta không thể lường trước được khi phát ngôn là gì?
Đoạn số (2) nói về
Trong đoạn (1), có những loại từ nào đi vào trong trái tim chúng ta?
Theo đoạn (5), em bé Zezé gặp vấn đề gì?
Với rất nhiều người, không chỉ là trẻ con, Hoàng tử bé là cuốn sách của những giấc mơ, nhẹ nhàng và trong trẻo. Nhưng có lẽ mỗi người khi đọc cuốn sách này sẽ có những cảm nhận khác nhau. Cùng là chính ta nhưng ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời, mỗi người sẽ hiểu cuốn sách theo một cách khác. Và cứ thế mỗi lần đọc, người ta lại ngạc nhiên, càng thích thú vì cứ chiêm nghiệm được nhiều điều hơn nữa.
Rất nhiều người khi đọc Hoàng tử bé nhận ra rằng đây thực sự không phải là cuốn sách đầy mộng mơ. Ẩn sâu trong trang sách, Antoine đã lồng ghép khéo léo những hạn chế của chính người lớn khi họ sinh sống trong thế giới có phần thực dụng, không còn mộng mơ như ngày xưa bé.
Người phi công trong truyện có niềm đam mê với vẽ, nhưng những bức tranh mà ông vẽ đều nhận lấy sự chê bai của mọi người, người ta không hiểu viên phi công thực sự đang hiểu gì. Theo năm tháng, những lời chê ấy chôn vùi ước mơ thuở nào của ông. Chỉ có Hoàng tử bé là hiểu ông đang thực sự vẽ gì, chỉ có cậu là yêu cầu phi công vẽ cho mình một bức tranh. Trong cuộc sống này, sự hạn hẹp về tầm nhìn, vội vàng buông lời chê bai diễn ra xung quanh chúng ta. Đôi khi ta thực sự không ngờ chính những lời nói vô tình ấy lại có sự tác động lớn đến vậy.
Có một người tin rằng và biết đến sự tồn tại của hành tinh B612, quê hương của Hoàng tử bé, đó là nhà thiên văn học người Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng khi ông trong bộ trang phục truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ trình bày về hành tinh ấy, chẳng có ai tin ông cả. Nhiều năm sau, ông ấy lại diễn thuyết về hành tinh B612 nhưng lần này lại có nhiều tràng vỗ tay và lời khen. Hình như khi nhà thiên văn khoác lên mình bộ Âu phục phẳng phiu thì lời nói của ông có sức thuyết phục hơn rất nhiều lần!
Và ngay cả Hoàng tử bé, trong một phút giây cũng có sự hiểu lầm về con người. Cậu nhầm lẫn tiếng vọng từ vách núi của thiên nhiên là tiếng vọng của con người. Thế rồi em cho rằng con người "đã khô khốc lại còn vừa nhọn hoắt vừa sỗ sàng"...
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Chọn đúng/sai cho các nội dung sau.
(Nhấp vào dòng để chọn đúng / sai)Vì tin vào khả năng hội hoạ của phi công, Hoàng tử bé yêu cầu anh ta vẽ mình. |
|
Hoàng tử bé thực sự hiểu viên phi công đang vẽ cái gì. |
|
Người phi công đam mê vẽ nhưng vì tự ti mà giấu đi đam mê của mình. |
|
Người phi công đam mê vẽ và những bức tranh của anh rất sinh động. |
|
Khi có sự hiểu nhầm về con người, Hoàng tử bé đã
Trước khi gặp Hoàng tử bé, vấn đề ở những bức tranh của người phi công là gì?
Với rất nhiều người, không chỉ là trẻ con, Hoàng tử bé là cuốn sách của những giấc mơ, nhẹ nhàng và trong trẻo. Nhưng có lẽ mỗi người khi đọc cuốn sách này sẽ có những cảm nhận khác nhau. Cùng là chính ta nhưng ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời, mỗi người sẽ hiểu cuốn sách theo một cách khác. Và cứ thế mỗi lần đọc, người ta lại ngạc nhiên, càng thích thú vì cứ chiêm nghiệm được nhiều điều hơn nữa.
Rất nhiều người khi đọc Hoàng tử bé nhận ra rằng đây thực sự không phải là cuốn sách đầy mộng mơ. Ẩn sâu trong trang sách, Antoine đã lồng ghép khéo léo những hạn chế của chính người lớn khi họ sinh sống trong thế giới có phần thực dụng, không còn mộng mơ như ngày xưa bé.
Người phi công trong truyện có niềm đam mê với vẽ, nhưng những bức tranh mà ông vẽ đều nhận lấy sự chê bai của mọi người, người ta không hiểu viên phi công thực sự đang hiểu gì. Theo năm tháng, những lời chê ấy chôn vùi ước mơ thuở nào của ông. Chỉ có Hoàng tử bé là hiểu ông đang thực sự vẽ gì, chỉ có cậu là yêu cầu phi công vẽ cho mình một bức tranh. Trong cuộc sống này, sự hạn hẹp về tầm nhìn, vội vàng buông lời chê bai diễn ra xung quanh chúng ta. Đôi khi ta thực sự không ngờ chính những lời nói vô tình ấy lại có sự tác động lớn đến vậy.
Có một người tin rằng và biết đến sự tồn tại của hành tinh B612, quê hương của Hoàng tử bé, đó là nhà thiên văn học người Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng khi ông trong bộ trang phục truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ trình bày về hành tinh ấy, chẳng có ai tin ông cả. Nhiều năm sau, ông ấy lại diễn thuyết về hành tinh B612 nhưng lần này lại có nhiều tràng vỗ tay và lời khen. Hình như khi nhà thiên văn khoác lên mình bộ Âu phục phẳng phiu thì lời nói của ông có sức thuyết phục hơn rất nhiều lần!
Và ngay cả Hoàng tử bé, trong một phút giây cũng có sự hiểu lầm về con người. Cậu nhầm lẫn tiếng vọng từ vách núi của thiên nhiên là tiếng vọng của con người. Thế rồi em cho rằng con người "đã khô khốc lại còn vừa nhọn hoắt vừa sỗ sàng"...
Nhấn chọn câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.
Với rất nhiều người, không chỉ là trẻ con, Hoàng tử bé là cuốn sách của những giấc mơ, nhẹ nhàng và trong trẻo. Nhưng có lẽ mỗi người khi đọc cuốn sách này sẽ có những cảm nhận khác nhau. Cùng là chính ta nhưng ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời, mỗi người sẽ hiểu cuốn sách theo một cách khác. Và cứ thế mỗi lần đọc, người ta lại ngạc nhiên, càng thích thú vì cứ chiêm nghiệm được nhiều điều hơn nữa.
Rất nhiều người khi đọc Hoàng tử bé nhận ra rằng đây thực sự không phải là cuốn sách đầy mộng mơ. Ẩn sâu trong trang sách, Antoine đã lồng ghép khéo léo những hạn chế của chính người lớn khi họ sinh sống trong thế giới có phần thực dụng, không còn mộng mơ như ngày xưa bé.
Hạt cát và viên ngọc trai
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào bên trong cơ thể của con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp…
(Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ, Bùi Xuân Lộc)
Em hãy đọc câu chuyện trên và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về bài học được gợi ra từ câu chuyện.
Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em về hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc."
(Sưu tầm)
Em hãy đọc văn bản trên và viết bài văn nêu suy nghĩ từ thông điệp được gợi ra từ văn bản ấy.