Bài học cùng chủ đề
- Tri thức về truyện ngụ ngôn
- Những cái nhìn hạn hẹp
- Những tình huống hiểm nghèo
- Đọc kết nối chủ điểm: Biết người, biết ta
- Thực hành tiếng Việt
- Đọc mở rộng theo thể loại: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- Kể lại một truyện ngụ ngôn
- Ôn tập
- Phiếu bài tập chủ đề 2 (Tự luận)
- Phiếu bài tập kĩ năng đọc
- Phiếu bài tập kĩ năng đọc (mở rộng theo thể loại)
- Phiếu bài tập thực hành tiếng Việt
- Phiếu bài tập kĩ năng viết
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập kĩ năng viết SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử thuộc kiểu văn bản nào?
Nêu bố cục của bài văn kể lại sự việc có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử bằng cách nối.
Sắp xếp các ý của thân bài bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử.
- Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/ sự kiện.
Khi viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, người viết cần chú ý những điều gì? (Chọn sáu đáp án)
Để có được hòa bình độc lập như ngày hôm nay, biết bao anh hùng dân tộc đã ngã xuống. Họ đã hi sinh cả tuổi xuân, cả xương máu để quyết giữ lấy từng tấc đất thiêng liêng cho Tổ quốc. Nhắc đến các vị anh hùng dân tộc, tôi ấn tượng nhất với Trần Quốc Toản – người được phong tước Hoài Văn Hầu khi mới 15 tuổi. Trần Quốc Toản nổi tiếng với câu chuyện bóp nát quả cam tại Hội nghị Bình Than năm 1282.
Bấy giờ, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Sáng nay, nhà vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng. Quốc Toản biết vậy nên quyết đợi gặp vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, cậu vẫn không gặp được vua, bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Thấy vậy, quân lính ập đến. Quốc Toản đỏ bừng mặt, ánh mắt nghiêm nghị, giọng nói dõng dạc, mạnh mẽ rút gươm và quát lớn:
– Ta xuống diện kiến bệ hạ, kẻ nào dám ngăn cản.
Đúng lúc, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, vua và các quan ra ngoài mui thuyền.
Quốc Toản chạy đến, quỳ xuống tâu:
– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ hãy cho đánh!
Nói rồi, cậu đặt gươm lên gáy, xin chịu tội.
Nhà vua cho truyền Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn nói:
– Quốc Toản làm trái phép nước, đáng lẽ phải trị tội. Nhưng xét nghĩ em còn nhỏ tuổi mà đã biết lo việc nên, ta có lời khen ngợi.
Nói rồi, vua sai người ban cho Quốc Toản một quả cam. Cậu tạ ơn vua rồi lên bờ mà ấm ức. Cậu thầm nghĩ: “Vua ban cho cam quý nhưng vẫn coi ta là trẻ con, không cho bàn việc nước”. Quốc Toản nghĩ đến quân giặc đang bóc lột nhân dân, mà lòng đầy căm giận. Cậu bóp nát trái cam trong tay lúc nào không hay. Đến khi mọi người ùa tới hỏi han. Cậu xòe tay ra mới biết trái cam đã nát.
Không nản lòng, Quốc Toản đã tập hợp những người thân thuộc và trai tráng trong vùng thành đạo quân hơn 1000 người tự sắm sửa vũ khí, chiến thuyền và cùng nhau ngày đêm luyện võ, tập trận chờ thời cơ đánh giặc. Đội quân trẻ tuổi của Trần Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”(phá giặc mạnh, đền ơn vua).
Câu chuyện bóp nát quả cam càng thêm khẳng định, tô đậm phẩm chất anh hùng của Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản đã trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí và lòng yêu nước để các thế hệ trẻ Việt Nam noi theo. Tên của Quốc Toản được đặt cho nhiều trường học ở nước ta và một số con đường của các tỉnh, thành phố.
(Tổng hợp từ internet)
Đọc bài văn trong bài đọc và trả lời các câu hỏi.
Bài văn thuật lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử nào?
Bài viết sử dụng ngôi kể nào?
Ở phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc gì?
Ở phần kết bài, người viết đã nêu nội dung gì? (Chọn hai đáp án)
Phương thức biểu đạt chính của bài văn là
Câu văn nào dưới đây sử dụng yếu tố miêu tả?