Bài học cùng chủ đề
- Thể loại cổ tích
- Văn bản Sọ Dừa
- Văn bản Em bé thông minh
- Văn bản kết nối chủ điểm: Chuyện cổ nước mình
- Đọc mở rộng theo thể loại: Non-bu và Heng-bu
- Văn bản mở rộng: Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Tri thức tiếng Việt
- Thực hành tiếng Việt
- Viết: Kể lại một truyện cổ tích
- Nói và nghe: Kể lại một truyện cổ tích
- Ôn tập
- Phiếu bài tập kĩ năng đọc - Phần 1 (Tự luận)
- Phiếu bài tập kĩ năng đọc - Phần 2 (Tự luận)
- Phiếu bài tập tiếng Việt (Tự luận)
- Phiếu bài tập kĩ năng viết (Tự luận)
- Phiếu bài tập kĩ năng đọc - Phần 1
- Phiếu bài tập kĩ năng đọc - Phần 2
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập kĩ năng đọc - Phần 2 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
CÂY TRE TRĂM ĐỐT
(Cổ tích)
Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.
Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng.
Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: “Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre có trăm đốt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay”.
Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm đốt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: “Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho”. Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng: “Con đi chặt đếm đủ trăm cái đốt tre rồi đem lại đây ta bảo”.
Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây tre đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.
Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” cho liền lại thành một cây tre trăm đốt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.
Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.
Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.
(Cổ tích Việt Nam)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi.
Truyện Cây tre trăm đốt được kể theo trình tự nào?
Nhân vật anh đầy tớ thuộc kiểu nhân vật nào?
Cây tre trăm đốt thuộc truyện cổ tích nào?
Trong truyện, sự xuất hiện của ông tiên có ý nghĩa gì?
Đâu là chi tiết kì ảo có ở truyện?
Đâu là truyện cổ tích?
Điền vào chỗ trống.
Cổ tích là .
- truyện ngắn hiện đại
- truyện kể dân gian
Điểm giống nhau giữa truyện cổ tích và truyền thuyết là gì?
Điền vào chỗ trống.
Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của
- trí tưởng tượng
- sáng tạo nghiên cứu
- thể hiện
- đúc kết
- ước mơ