Bài học cùng chủ đề
- Bài 9: Trước cổng trời
- Bài 10: Kì diệu rừng xanh
- Phiếu bài tập cuối tuần 5
- Bài 11: Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú
- Bài 12: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long
- Phiếu bài tập cuối tuần 6
- Bài 13: Mầm non
- Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy
- Phiếu bài tập cuối tuần 7
- Bài 15: Bài ca về mặt trời
- Bài 16: Xin chào Xa-ha-ra
- Phiếu bài tập cuối tuần 8
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối tuần 7 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc bài và trả lời các câu hỏi.
BIỂU TƯỢNG CỦA HOÀ BÌNH
Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hoà.
Năm 1949, Đại hội Chiến sĩ hoà bình Thế giới được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).
Về sau, biểu tượng của Hâu-tơm được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoà bình thế giới.
(Theo Trung Anh)
Chú thích:
– Biểu tượng: hình ảnh tượng trưng.
– Hy Lạp: một nước ở châu Âu, có thủ đô là A-ten.
– Ô liu: cây mọc ở miền ôn đới, thân có nhiều mấu, lá hình ngọn giáo, quả ăn được và cho dầu.
– La Mã: một quốc gia hùng mạnh thời cổ đại, kinh đô trong nhiều thế kỉ là Rô-ma (thủ đô nước I-ta-li-a ngày nay).
– Vũ khí hạt nhân: các loại bom đạn có sức sát thương gấp nhiều lần vũ khí thông thường.
Các biểu tượng hoà bình gắn với cây ô-liu xuất hiện từ khi nào?
Theo sử sách La Mã, có một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp ai, để làm gì?
Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ Pi-cát-xô được treo ở thành phố nào?
Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ Pi-cát-xô được treo tại Đại hội Chiến sĩ hoà bình Thế giới vào năm nào?
Ý nghĩa ban đầu của biểu tượng do hoạ sĩ Hâu-tơm sáng tạo là gì?
Chọn tác dụng của việc sử dụng hình ảnh biểu tượng hoà bình của Hâu-tơm trong bài đọc.
Trong biểu tượng của hoạ sĩ Hâu-tơm, chữ "N" và "D" là viết tắt của từ gì?
Biểu tượng của hoạ sĩ Hâu-tơm sau đó được người dân Mỹ sử dụng trong cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở đâu?
Nội dung chính của bài đọc là
Từ nào có nghĩa trái ngược với từ "phản đối" trong bài đọc?
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Từ đa nghĩa là từ có nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa . Các nghĩa của một từ đa nghĩa luôn có mối với nhau.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Từ "chân" trong trường hợp nào được hiểu theo nghĩa gốc?
Từ "mắt" trong trường hợp nào được hiểu theo nghĩa chuyển?
Từ "mắt" trong trường hợp nào có nghĩa giống với từ "mắt" trong "mắt na"?
Từ "chạy" trong trường hợp nào được hiểu theo nghĩa chuyển?