Bài học cùng chủ đề
- Kiến thức ngữ văn
- Đọc: Cách mạng công nghệ 4.0 và vai trò của trí thức khoa học - công nghệ
- Đọc: Phụ nữ và việc bảo vệ môi trường
- Thực hành đọc: Tin học có phải là khoa học?
- Thực hành tiếng Việt: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Viết: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
- Phiếu bài tập cuối chủ đề 9
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối chủ đề 9 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
RỐI NƯỚC - LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỘC ĐÁO CỦA VIỆT NAM
Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo, sáng tạo mang đậm nét truyền thống của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, ra đời cùng lúc với nền văn hóa Đại Việt.
Nghệ thuật múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Theo những nguồn tư liệu khác nhau về nghệ thuật múa rối ở Việt Nam cho thấy, năm 1121 múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua, mà minh chứng đó là những dòng chữ Hán được khắc trên tấm bia đá cổ có từ triều đại nhà Lý được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Từ những con rối riêng lẻ của một số nghệ nhân đã phát triển thành những Phường rối với nhiều những tích trò hay, lạ, đẹp mắt rồi được đem ra biểu diễn, thi tài phục vụ nhân dân. Từ đây nghệ thuật múa rối đã trở thành thú chơi tao nhã của người dân đồng bằng sông Hồng.
Nghệ thuật múa rối truyền thống của dân tộc Việt Nam gắn liền với những điều kiện tự nhiên, sinh hoạt của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ. Với trí tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo thông minh của cha ông ta đã góp phần hình thành nên loại hình nghệ thuật múa rối nước. Từ những nét đặc sắc của loại hình nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống và được coi là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân tộc Việt Nam so với nền nghệ thuật Múa rối của các quốc gia trên toàn thế giới.
Múa rối nước thường được diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết... Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu nên nghệ thuật múa rối nước cũng mang tính tổng hợp, đa diện của nhiều thành phần.
Cái độc đáo của loại hình nghệ thuật này được thể hiện ngay từ trong tên gọi “Múa rối nước” là lấy nước làm sân khấu biểu diễn. Mặt nước ao hồ vừa là sân khấu, là môi trường, khung cảnh, vừa là một nhân vật hỗ trợ cho con rối hoạt động dưới sự điều khiển tài ba của các nghệ nhân. Bên trên mặt nước là sân khấu, phía dưới mặt nước là hệ thống điều khiển với các kiểu máy, sào, dây chằng chịt được nối với buồng trò.
Buồng trò rối nước chính là nhà rối hay thủy đình, thường được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác từng cây sào, thừng, vọt… hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngoài hoặc dưới nước để con rối chuyển động… Sự thành công của quân rối nước chủ yếu phụ thuộc vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó.
Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò thường được trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng, hàng mã…
Những con rối thường được làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ nổi trên mặt nước, được nghệ nhân đục cốt, đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét tính cách cho từng nhân vật. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, có tính hài hước và tính tượng trưng cao. Phần thân rối là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.
Trong nghệ thuật múa rối nước thì quân rối chính là diễn viên trực tiếp, là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công của tích trò. Ở Thái Bình, phường rối nước làng Nguyễn là nơi còn lưu giữ được nhiều loại quân rối nhất: Từ chú Tễu đến thày trò Đường Tăng, từ con Lân cỡ lớn đến con vịt con cá nhỏ bé, xinh xắn… Nhìn vào quân rối nước phong phú đa dạng ở làng Nguyễn người ta mới thấy hết tài ba của những nghệ nhân cả về nghệ thuật tạo hình lẫn kỹ thuật chế tạo máy điều khiển. Đặc biệt, chú Tễu làng Nguyễn đã trở thành nhân vật quen thuộc của nghệ thuật múa rối Việt Nam, “Nhân vật” này được nhiều người nước ngoài quan tâm và muốn tìm hiểu, bởi sự linh hoạt, hài hước, đáng yêu và đầy kỳ bí mà chú Tễu mang lại trong mỗi tích trò rối nước. Đây cũng chính là nhân vật thường xuất hiện lúc mở đầu buổi diễn, điều khiển chương trình, giáo trò, dẹp trật tự…
Hiện trong kho tàng trò rối nước của Việt Nam có khoảng 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục múa rối nước hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân Việt. Một số tích trò trong truyền thống rối nước của nước ta như: Trò ca ngợi thú vui nghề nghiệp làm ruộng và đánh cá như các trò đi bừa, đi cấy, chăn vịt, úp nơm, câu cá, xay lúa, giã gạo…; trò vui giải trí phản ánh sinh động lễ hội nông nghiệp như: Đấu vật, chọi gà, đua thuyền, bơi chải, chọi trâu, đánh đu…; tích trò ca ngợi truyền thống chống xâm lược của dân tộc như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo…; tích trò các trích đoạn chèo tuồng như: Thị Mầu lên chùa, Thất Cầm Mạnh Hoạch…; các nghi thức tín ngưỡng như: Đi hội, tô tượng, đúc chuông, lễ phật, rước thần… Với hàng loạt các tích trò điển hình trên đã thấy được phần nào đặc trưng và ưu thế của nghệ thuật múa rối nước trong việc phản ánh cuộc sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta.
Để có được một buổi biểu diễn hoàn chỉnh, nghệ thuật múa rối nước phải tập trung trí tuệ tài ba của nhiều nghệ nhân, có nghệ nhân chuyên sáng tác tích trò, có nghệ nhân chuyên tạc quân rối, nghệ nhân chuyên chế tạo máy điều khiển và nghệ nhân điều khiển quân rối trên sàn diễn ăn khớp nhịp nhàng với lời ca, tiếng nói của nghệ nhân hát xướng. Mỗi công việc đòi hỏi tài năng cũng như sự đam mê và tâm huyết của mỗi cá nhân cùng sự thống nhất, đồng lòng của tập thể các nghệ nhân làm nghệ thuật rối nước.
Âm nhạc trong múa rối nước thường có vai trò chủ đạo và khá nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống, mò, tù và, chen tiếng, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo... Âm nhạc trong rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc bộ.
Trong những năm qua, nghệ thuật rối nước của Việt Nam đã và đang được bảo vệ và phát triển tương xứng với tầm vóc của nó trong di sản văn hóa dân tộc. Nhiều đoàn nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam đã tham dự một số liên hoan múa rối quốc tế, giành được nhiều giải thưởng cao và đã gây được sự chú ý của khán giả nhiều nước trên thế giới. Múa rối nước đã trở thành niềm tự hào của quốc gia, là niềm kiêu hãnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
(Hiền Minh, đăng trên consosukien.vn, số đăng ngày 15/2/2022)
Văn bản Rối nước - loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam thuộc loại văn bản nào dưới đây?
Văn bản Rối nước - loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam viết về
Đoạn văn sa-pô của văn bản Rối nước - loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?
Đoạn sa-pô trong văn bản Rối nước - loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam có tác dụng là
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về mối quan hệ giữa nhan đề với nội dung bài viết?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Các đoạn văn trong văn bản đều hướng đến làm rõ loại hình nghệ thuật dân gian múa rối nước. |
|
b) Nội dung văn bản là sự khái quát hóa của nhan đề bài viết. |
|
c) Nhan đề bài viết đã khái quát được toàn bộ nội dung văn bản. |
|
d) Các đoạn văn trong văn bản đều hướng đến việc mô tả quá trình biểu diễn của loại hình nghệ thuật dân gian múa rối nước. |
|
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Tính của văn bản Rối nước - loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam được thể hiện ở chỗ các trong văn bản đều tập trung hướng về một (được thể hiện qua của văn bản).
Trong đoạn trích dưới đây, tác giả đã sử dụng cách trình bày thông tin nào?
"Hiện trong kho tàng trò rối nước của Việt Nam có khoảng 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục múa rối nước hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân Việt. Một số tích trò trong truyền thống rối nước của nước ta như: Trò ca ngợi thú vui nghề nghiệp làm ruộng và đánh cá như các trò đi bừa, đi cấy, chăn vịt, úp nơm, câu cá, xay lúa, giã gạo…; trò vui giải trí phản ánh sinh động lễ hội nông nghiệp như: Đấu vật, chọi gà, đua thuyền, bơi chải, chọi trâu, đánh đu…; tích trò ca ngợi truyền thống chống xâm lược của dân tộc như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo…; tích trò các trích đoạn chèo tuồng như: Thị Màu lên chùa, Thất Cầm Mạnh Hoạch…; các nghi thức tín ngưỡng như: Đi hội, tô tượng, đúc chuông, lễ phật, rước thần… Với hàng loạt các tích trò điển hình trên đã thấy được phần nào đặc trưng và ưu thế của nghệ thuật múa rối nước trong việc phản ánh cuộc sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta."
Xác định kiểu loại của dữ liệu được đưa ra trong đoạn văn dưới đây.
"Nghệ thuật múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Theo những nguồn tư liệu khác nhau về nghệ thuật múa rối ở Việt Nam cho thấy, năm 1121 múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua, mà minh chứng đó là những dòng chữ Hán được khắc trên tấm bia đá cổ có từ triều đại nhà Lý được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam."
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Dữ liệu "năm múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ " là một dữ liệu vì nó còn có minh chứng cụ thể được khắc trên cổ ở .
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Nghệ thuật múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian gắn bó sâu sắc với người dân ở
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về nghệ thuật múa rối nước?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Là loại hình nghệ thuật phổ biến ở các quốc gia châu Á. |
|
b) Được coi là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. |
|
c) Được đưa vào biểu diễn trong lễ lên ngôi hoàng đế của các vị vua Việt Nam. |
|
d) Là loại hình nghệ thuật chỉ có ở Việt Nam. |
|
Phương tiện phi ngôn ngữ xuất hiện trong văn bản Rối nước - loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam là
Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản này là
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Những con rối được dùng trong nghệ thuật múa rối thường được làm bằng , loại gỗ nhẹ nổi trên mặt nước, được nghệ nhân đục cốt, đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét tính cách cho từng nhân vật. Hình thù của con rối thường , ngộ nghĩnh, có tính hài hước và tính cao. Phần thân rối là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.
Phường rối nước nào dưới đây là nơi còn lưu giữ được nhiều loại quân rối nhất?
Âm nhạc trong rối nước thường sử dụng các
Trong nghệ thuật múa rối nước, yếu tố nào là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất tạo nên thành công của tích trò?
Cái độc đáo của loại hình nghệ thuật múa rối nước là gì?
Múa rối nước không được biểu diễn vào thời điểm nào dưới đây?
Xếp những phương tiện phi ngôn ngữ dưới đây vào cột tương ứng.
- nụ cười
- tiếng chuông báo
- tiếng còi xe
- nét mặt
- đồ thị
- hành động
- các kĩ thuật in ấn
- biểu đồ
Tín hiệu cơ thể
Tín hiệu hình khối
Tín hiệu âm thanh
Nối những loại tín hiệu dưới đây phương tiện phi ngôn ngữ tương ứng.
Nối những phương tiện phi ngôn ngữ dưới đây với ý nghĩa tương ứng.
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 01/12/2003
Cô-phi An-nan (Kofi Annan)
Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS, cần phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động. Tại phiên họp đặc biệt vào năm 2001 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/ AIDS, các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS, trong đó đưa ra một loạt mục tiêu cụ thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại dịch bệnh này.
Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên. Song những hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế.
Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời, vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua. Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này.
Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/ AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng mười người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/ AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran (Ural) đến Thái Bình Dương. Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005. Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi. Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.
Rõ ràng, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Chúng ta không thể tuyên bố rằng những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn. Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình.
Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.
Nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay, tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS. Hãy cùng tôi đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.
Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/ AIDS bắt đầu từ chính các bạn.
(Theo bản dịch đăng trên báo Giáo dục và Thời đại, số ra ngày 11/12/2003, in trong Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, Sđd, tr. 217 - 219)
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Bài phát biểu trong buổi lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội là bài để , mục đích và nội dung của phong trào hay hoạt động xã hội đó.
Thao tác lập luận bình luận là
Nội dung chính của bài phát biểu Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS, 01/12/2003 là
Văn bản Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS, 01/12/2003 được viết trong bối cảnh nào dưới đây?
Biện pháp khắc phục đại dịch HIV/AIDS nào dưới đây được tác giả đề cập đến trong bài phát biểu trên?
Trong bài phát biểu trên, tác giả hướng đến đối tượng nào dưới đây?
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Bài viết Thông điệp nhân Ngày Thế giới Phòng chống AIDS nhân ngày 01/12/2003 là một lời kêu gọi cho hành động chung, trên phạm vi , để đại dịch HIV/AIDS, nhằm tạo nên một thế giới không còn HIV/AIDS.