Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối chủ đề 8 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
LÁ DIÊU BÔNG
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
Chị bảo
- Đứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng
Hai ngày Em tìm thấy lá
Chị chau mày
- Đâu phải lá Diêu Bông
Mùa đông sau Em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới Chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hời!...
...ới Diêu Bông!...
(Hoàng Cầm, 99 tình khúc, NXB Văn học, Hà Nội, tr.30 - 31)
* Về tác giả Hoàng Cầm
- Nhà thơ Hoàng Cầm sinh năm 1922, mất năm 2010, tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, quê gốc tại Bắc Ninh, sinh ra tại Bắc Giang.
- Ông có giọng thơ trữ tình, mượt mà, được nhiều thế hệ độc giả yêu thích. Ngoài những tìm tòi cách tân về nghệ thuật, ông vẫn giữ cho riêng mình một vốn ngôn ngữ và hình ảnh đặc trưng của mảnh đất Kinh Bắc.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Kịch thơ Kiều Loan (1945), Tiếng hát Quan họ (1956), Mưa Thuận Thành (1987), Về Kinh Bắc (1959 - 1994),...
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
- Nhà thơ Hoàng Cầm sinh năm , mất năm 2010, tên khai sinh là , quê gốc tại Bắc Ninh, sinh ra tại .
- Ông có giọng thơ trữ tình, mượt mà, được nhiều thế hệ độc giả yêu thích. Ngoài những tìm tòi về nghệ thuật, ông vẫn giữ cho riêng mình một vốn ngôn ngữ và hình ảnh đặc trưng của mảnh đất .
Tác phẩm nào dưới đây được sáng tác bởi nhà thơ Hoàng Cầm?
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về bài thơ Lá Diêu Bông?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Được sáng tác năm 1959, in trong tập Mưa Thuận Thành. |
|
b) Ra đời năm 1960, khi tác giả động lòng một thiếu nữ xinh đẹp ở Kinh Bắc. |
|
c) Được in trong tập thơ đầu tay của Hoàng Cầm, tên là Mưa Thuận Thành. |
|
d) Kể về tình cảm thầm kín của Hoàng Cầm với chị hàng xóm thời thơ ấu. |
|
Bài thơ Lá Diêu Bông được viết theo thể thơ
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Lá Diêu Bông.
Trong bài thơ, phương thức biểu đạt tự sự được thể hiện qua
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về hình ảnh lá Diêu Bông?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Là loại thực vật không có thật. |
|
b) Là hình ảnh sáng tạo, thể hiện khát vọng chinh phục của các nhân vật. |
|
c) Có tên trong từ điển sinh học. |
|
d) Tượng trưng cho tình yêu mà các nhân vật khát khao tìm kiếm. |
|
Nối những thời điểm Em tìm thấy lá Diêu Bông dưới đây với phản ứng tương ứng của nhân vật Chị.
- Ngày cưới chị || Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
- Mùa đông sau || Chị lắc đầu, trông nắng vãn bên sông
- Hai ngày sau || Chị chau mày
- Ngày chị ba con || Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Qua những phản ứng khác nhau của Chị, chúng ta có thể thấy mức độ của chúng. Ban đầu chỉ là từ chối của Em (chau mày đâu phải lá Diêu Bông), sau đó từ chối trả lời (lắc đầu trông nắng vãn bên sông) nhưng vẫn còn nuôi hi vọng ở Em. Ngày Chị cưới, Chị từ chối cả năm nào (cười xe chỉ ấm trôn kim) và cuối cùng là từ chối với chủ thể trữ tình (xòe tay phủ mặt Chị không nhìn). Những phản ứng này có thể gợi ra cho bài thơ rất nhiều cách hiểu khác nhau, song chúng ta vẫn có thể nhận ra sự , tinh tế của Hoàng Cầm khi diễn tả tâm trạng nhân vật Chị trong những tình huống khác nhau.
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về nhân vật Em?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Luôn âm thầm quan sát, dõi theo Chị vì lo Chị không được hạnh phúc, yêu thương. |
|
b) Khát khao được quay trở về quá khứ để được gắn bó, yêu thương Chị. |
|
c) Là chàng trai mới lớn, si tình, vì một câu nói vu vơ mà dành trọn tâm tư kiếm tìm. |
|
d) Dành cho Chị một tình cảm ngây thơ, trong sáng, chân thành và mãnh liệt. |
|
Cấu trúc nào dưới đây được lặp đi lặp lại 4 lần trong bài thơ?
Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về hành động tìm lá Diêu Bông của Em?
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Bài thơ Lá Diêu Bông cho thấy tình yêu đơn phương mãnh liệt nhưng đầy trớ trêu, cay đắng của nhân vật Em đối với Chị - một cô gái xứ duyên dáng. Tình yêu ấy dù , Em vẫn hết lòng theo đuổi. Hành động ấy cho thấy sự và khát khao có được một tình yêu trọn vẹn, hạnh phúc của nhân vật .
Nét đặc sắc nghệ thuật nào dưới đây không được thể hiện trong bài thơ Lá Diêu Bông?
Câu văn nào dưới đây biểu hiện lỗi về ngữ pháp?
Lời nói nào dưới đây biểu hiện lỗi về ngữ âm?
Từ ngữ nào dưới đây biểu hiện lỗi về từ vựng?
Câu văn nào dưới đây biểu hiện lỗi về từ vựng?
Câu văn nào dưới đây biểu hiện lỗi về ngữ pháp?
CẢM HỨNG MÙA THU TRONG THU VỊNH VÀ ĐÂY MÙA THU TỚI
Ở xứ Bắc, mùa thu vẫn được coi là mùa đẹp nhất trong năm và đã trở thành cảm hứng bất tận của các nhà thơ từ xưa đến nay. Đọc các bài thơ viết về mùa thu, người đọc cảm nhận được vừa vẻ đẹp của bức tranh thu, vừa những sắc điệu riêng của tâm hồn thi nhân thể hiện trong cảnh thu, tình thu. Nói đến những thi phẩm về mùa thu phải kể đến hai bài thơ nổi tiếng của hai nhà thơ lớn là Thu vịnh (Nguyễn Khuyến) và Đây mùa thu tới (Xuân Diệu). Ở đó, những cảm nhận và nỗi niềm được từng nhà thơ gửi gắm vừa có sự gặp gỡ vừa có điểm đặc sắc, hấp dẫn riêng.
Một trong những nét đặc trưng của cảnh sắc thiên nhiên mùa thu xứ Bắc là cái hanh hao của trời đất, cái se lạnh của gió thu, độ trong trẻo của không gian, khiến cho lòng người luôn thấy nao nao và dễ đắm mình trong hoài niệm. Có phải thế chăng mà hai bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đều có nét gặp gỡ là cảnh thu, tình thu đẹp nhưng buồn. Nỗi buồn của các thi nhân thấm đẫm trong cảnh vật và biểu hiện trong những hình thức nghệ thuật tinh tế, đặc sắc. Với Thu vịnh, ngay từ khổ thơ đầu, những hình ảnh thu đầy sức gợi đã được mở ra:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Ở Đây mùa thu tới, cũng vẫn là những nét dáng gợi bao niềm cảm xúc của mùa thu xứ Bắc ấy:
- Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
- Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Mặc dù mỗi bài thơ miêu tả hình ảnh mùa thu ở những không gian khác nhau, nhưng ta đều gặp trong bức tranh thu cái sắc thu thanh nhẹ, trong sáng, se sắt thấm vào từng đường nét của không gian, cảnh vật. Cả hai bức tranh đều là những nét chấm phá tinh tế, gợi cảm giác mơ màng, một nỗi buồn man mác trong tâm hồn các thi nhân.
Song cảnh thu, tình thu trong hai bài thơ lại có nhiều nét khác biệt vì đó là sản phẩm nghệ thuật của hai nhà thơ, sống ở hai thời đại, với những quan điểm thẩm mĩ khác nhau. Nguyễn Khuyến là nhà Nho uyên bác nhưng bất đắc chí; ông là quan nhà Nguyễn nhưng do chán ghét thời thế nên đã cáo quan trở về, sống giản dị, gắn bó với đồng quê và cuộc sống thôn quê. Còn Xuân Diệu là một trí thức Tây học, sống trong một thời đại mà nhu cầu giải phóng cái tôi cá nhân đang trỗi dậy mạnh mẽ, đồng thời lớp thanh niên trí thức ngày ấy đã sớm mở lòng để cảm được những biến chuyển mới mẻ của thế giới xung quanh. Bởi vậy, qua hai bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được dấu ấn của từng thời đại và dấu ấn tâm hồn riêng của hai nghệ sĩ.
Cảnh thu trong bài Thu vịnh là cảnh thu của làng quê Việt Nam, dưới cái nhìn của một bậc đại trí đã lui về ẩn dật nơi thôn dã. Bức tranh thu hiện lên trong không gian thu hẹp về chiều rộng, mở ra bằng chiều cao với sắc trời “xanh ngắt mấy tầng cao” đặc trưng của mùa thu xứ Bắc, với đường nét đơn sơ, màu sắc thanh đạm, không khí hiu hắt, ao thu nước biếc với sương khói phủ nhạt nhoà. Trăng thân mật và lặng lẽ đến với thi nhân như một tri kỉ:
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Hoa mùa thu đang nở nhưng lại gợi về “hoa năm ngoái” và âm thanh thì lạc lõng với tiếng ngỗng trời không biết từ đâu bay tới:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
Cảnh thu vừa thực, vừa ảo và ngưng đọng trong một nỗi hoài niệm bàng bạc cả không gian và thời gian. Tình thu man mác, đượm buồn vấn vương với những sắc màu và thanh âm của mùa thu. Thế nhưng thi hứng dạt dào trước cảnh thu lại đến cùng một nỗi “thẹn”.
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
“Thẹn với ông Đào” cũng là một cách biểu hiện nỗi đau nhân thế trước mùa thu của xứ sở. Ông Đào là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng về tài thơ lẫn khí phách khi ông đã từ quan một cách dứt khoát. Còn cụ Nguyễn thì dù đã từ quan về quê mà dường như tâm vẫn có chút gì chưa an, trí vẫn có điều gì chưa thanh thoả. Nỗi thẹn ở đây có thể được Nguyễn Khuyến nhìn nhận là thẹn về nhân cách, khí tiết. Cảm xúc thu trong Thu vịnh vì thế mà đượm buồn trong không gian thu, da diết trong sắc thu, bàng bạc trong âm thanh mùa thu và đầy day dứt trong nỗi niềm thi nhân.
Cảnh thu trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu mang nhiều dấu ấn nơi phố phường và phảng phất hình ảnh mùa thu Hà Nội. Nếu hồn thu trong Thu vịnh là cây trúc thì hồn thu trong Đây mùa thu tới là cây liễu:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Nỗi buồn mùa thu được miêu tả đầy trực cảm, cảnh buồn nhưng vẫn khiến lòng thi nhân náo nức “Đây mùa thu tới, mùa thu tới”. Mùa thu đến và đi gợi cảm xúc về dòng thời gian đang trôi chảy nên cảnh sắc không ngưng đọng như cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến. Sự vận động của thời gian, sự tàn phai của cái đẹp in đậm trong những hình ảnh: “sắc đỏ rũa màu xanh”, “rét mướt luồn trong gió”, “đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”,... Cảnh thu hiện lên qua cảm nhận của một hồn thơ hiện đại và được thể hiện bằng những hình ảnh thơ giàu tính cảm giác, thấm đẫm tinh thần cô đơn của cái tôi cá nhân. Đây quả là điều chưa từng bắt gặp trong thơ cổ điển.
Cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến vắng lặng, chỉ có cái tôi trữ tình của thi nhân đang trải lòng mình. Cảnh thu trong thơ Xuân Diệu cũng vắng vẻ đìu hiu, nhưng vẫn có bóng dáng con người, tất nhiên với Xuân Diệu phải là bóng dáng thiếu nữ:
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
Tình thu của cụ Nguyễn buồn, xót xa, day dứt; tình thu của chàng thi sĩ Xuân Diệu có buồn, cô đơn, nhưng tràn đầy khao khát về sự sống trần thế, tha thiết giao cảm với đời. Quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Khuyến do vậy mang đậm sắc màu cổ điển và giàu phong vị ẩn dật, còn quan điểm thẩm mĩ của Xuân Diệu - một nhà thơ lãng mạn, một nhà thơ hiện đại với thế giới quan mới mẻ - lại ưa thể hiện bằng những vần thơ lay thức các giác quan và rạo rực lòng người.
Hai bài thơ của Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đều là những thi phẩm đặc sắc về mùa thu của quê hương, đất nước Việt Nam, đem đến cho người đọc những cảm xúc tinh tế trước những hình ảnh đầy gợi cảm của thiên nhiên và những nỗi niềm, tâm sự gửi gắm trong đó. Cả hai tâm hồn lớn đều yêu tha thiết mùa thu của xứ Bắc, nhưng do điệu tâm hồn và quan điểm thẩm mĩ khác nhau mà cảnh thu, tình thu của mỗi bài thơ mang một vẻ đẹp riêng, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương xứ sở nồng nàn, sâu sắc.
(Bài làm của học sinh, có chỉnh sửa)
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về bài nghị luận so sánh hai tác phẩm thơ?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Trình bày một cách thuyết phục những điểm tương đồng, khác biệt về nội dung, hình thức của hai văn bản. |
|
b) Chỉ thực hiện so sánh điểm tương đồng, khác biệt về phương diện nội dung để rút ra thông điệp của hai văn bản. |
|
c) Nhận xét giá trị độc đáo của mỗi bài thơ, rút ra quy luật chung trong sáng tác và tiếp nhận văn chương,... |
|
d) Bình luận về thông điệp của mỗi bài thơ, nhận xét, đánh giá sự chênh lệch về tài năng của mỗi nhà thơ. |
|
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Trong bài nghị luận, là một thao tác lập luận được thực hiện thông qua việc điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản thơ về một hoặc một số yếu tố như đề tài, chủ đề, , hình ảnh, cấu tứ, giọng điệu, nhạc điệu,... để thuyết phục người đọc về một phương diện nào đó cần được làm sáng tỏ của các hiện tượng thơ hoặc đời sống văn học.
Xếp các bước viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ dưới đây theo trình tự đúng.
- Đánh giá để làm nổi bật quy luật chung của sáng tạo văn chương cũng như cái đẹp, nét đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm.
- Phân tích điểm giống và khác nhau giữa các văn bản thơ; lí giải nguyên nhân về sự tương đồng và khác biệt đó.
- Nhấn mạnh lại những điểm tương đồng nổi bật và những điểm độc đáo riêng biệt của hai văn bản thơ.
- Giới thiệu khái quát về hai văn bản thơ cần so sánh.
- Khái quát về hai văn bản thơ và những phương diện cần so sánh ở hai văn bản.
Bài thơ Thu vịnh được so sánh với Đây mùa thu tới ở phương diện nào dưới đây?
Điểm tương đồng giữa hai bài thơ này là đều viết về
Nối hai bài thơ với điểm khác biệt tương ứng.
Nối hai bài thơ với lí do dẫn đến sự khác biệt tương ứng.