Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối chủ đề 7 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
ĐÁM MA LÃO GÔ-RI-Ô
(Tóm tắt) Tại quán trọ của bà Vô-ke ở ngoại ô Pa-ri vào năm 1819 có một số khách thuê phòng dài hạn: cô Vích-to-rin, con gái nhà tư sản cỡ bự Tay-ơ-phe bị cha ruồng bỏ để dồn tài sản cho cậu con trai duy nhất; tên tù khổ sai vượt ngục ẩn náu dưới cái tên giả Vô-tơ-ranh; lão Gô-ri-ô, sáu mươi chín tuổi, xưa kia giàu có nhờ buôn bán lúa mì, sau khánh kiệt phải ra ở quán trọ, vì có bao nhiêu tiền đều bị hai cô con gái mà ông yêu thương vô cùng bòn rút hết cả; anh sinh viên Ơ-gien đơ Ra-xti-nhắc từ tỉnh lẻ lên Pa-ri học luật,...
Ra-xti-nhắc ngán ngẩm cảnh nghèo, muốn nhanh chóng được gia nhập vào xã hội phồn hoa. Chàng tình cờ làm quen được với nữ bá tước A-na-xta-di đơ Re-xtô, con gái lớn lão Gô-ri-ô, liền đến chơi nhà, nhưng do vụng về nói lộ ra tên lão Gô-ri-ô nên từ đó bị cấm cửa. Sau chuyện không may ấy, Vô-tơ-ranh khuyên Ra-xti-nhắc chinh phục cô gái nghèo Vích-to-rin rồi hắn sẽ giúp đỡ bằng cách giết chết đứa em trai của cô, như vậy cô sẽ được thừa hưởng gia sản khổng lồ của bố, nhưng Ra-xti-nhắc không nghe theo. Rồi anh lại tình cờ làm quen được với Đen-phin, con gái thứ hai của lão Gô-ri-ô, vợ chủ ngân hàng Đơ Nuy-xin-ghen và có nhân tình là Đơ Mác-xay.
Lão Gô-ri-ô thu vét tiền nong mua một căn hộ nhỏ để Ra-xti-nhắc có chỗ gặp gỡ với Đen-phin và lão cũng dự định sẽ dọn đến ở cùng. Đúng dịp đó, hết cô em lại cô chị đến khóc lóc với cha về hoàn cảnh quẫn bách không có tiền trang trải những khoản tiêu giấu chồng. Lão Gô-ri-ô đâm ra ốm nặng. Ra-xti-nhắc đến tìm A-na-xta-di và Đen-phin báo tin cha các cô khó lòng qua khỏi, nhưng cả hai đều viện lí do không tới được. Cuối cùng A-na-xta-di đến thì đã quá muộn. Ra-xti-nhắc phải tự bỏ tền ra lo chôn cất cho lão Gô-ri-ô, người láng giềng của anh trong quán trọ của bà Vô-ke (xem Đám tang lão Gô-ri-ô).
1. Khi cỗ xe đòn đến, Ơ-gien cho khiêng chiếc quan tài trở lên buồng lão, tháo đinh ra và kính cẩn đặt lên ngực ông cụ cái hình ảnh thuộc về một thời mà Đen-phin và A-na-xta-di còn bé bỏng, đồng trinh, trong trắng và không biết lí sự như lão đã nói giữa những tiếng kêu hấp hối. Chỉ có Ra-xti-nhắc và Cri-xtô-phơ cùng với hai gã đô tuỳ đi theo chiếc xe chở người xấu số đến ngôi nhà thờ Thánh Ê-chiên-đuy-Mông, không cách xa phố Mới-Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e-vơ mấy tí. Đến đây, xác chết được đặt trước một giáo đường nhỏ, thấp và tối quanh đó chàng sinh viên đã hoài công tìm hai cô gái hoặc chồng họ. Chỉ có mình chàng với Cri-xtô-phơ, anh này tự nghĩ có bổn phận làm những nghĩa vụ cuối cùng đối với một người đã làm cho anh kiếm được mấy món tiền đãi công kha khá. Trong khi chờ hai vị linh mục, chú bé hát lễ và người bố nhà thờ, Ra-xti-nhắc xiết chặt bàn tay Cri-xtô-phơ mà không nói nên lời.
- Đúng thế đấy, cậu Ơ-gien ạ, Cri-xtô-phơ nói, ông cụ là người tử tế và đứng đắn, chưa bao giờ to tiếng, không hề làm hại ai và chưa từng làm điều gì nên tội.
Hai vị linh mục, chú bé hát lễ và người bõ đi đến, họ tiến hành tất cả những nghi lễ xứng đáng với giá tiền bảy mươi quan trong một thời kì mà tôn giáo không lấy gì làm giàu lắm để cầu kinh làm phúc. Các vị nhà đạo hát một bài thánh thi, bài kinh Li-be-ri-a, bài kinh Đơ Pro-phun-đi-xơ. Nghi lễ cử hành hết hai mươi phút. Chỉ có mỗi một cỗ xe đưa đám cho một vị linh mục và một chú bé hát lễ, họ thuận để Ra-xti-nhắc và Cri-xtô-phơ lên ngồi cùng.
- Không có người đưa đám, vị linh mục nói, chúng ta có thể đi nhanh để khỏi chậm trễ, đã năm giờ rưỡi rồi.
Nhưng giữa lúc xác chết được đặt lên xe tang thì xuất hiện hai chiếc xe có treo huy hiệu nhưng không có người ngồi, một của bá tước Đơ Re-xtô và một của nam tước Đơ Nuy-xin-ghen, hai chiếc xe theo sau toán xe tang đến nghĩa địa Cha La-se-dơ. Đến sáu giờ xác lão Gô-ri-ở được hạ huyệt, đứng xung quanh là bọn gia nhân của hai cô con gái lão. Bài kinh ngắn ngủi cầu cho lão do chàng sinh viên trả tiền, vừa đọc xong là bọn họ cùng với đám người nhà đạo biến ngay. Khi hai gã đào huyệt đã hất được vài xẻng đất xuống che lấp chiếc áo quan thì chúng ngẩng lên và một gã đòi Ra-xti-nhắc tiền đãi công. Ơ-gien móc túi và thấy không còn đồng nào, chàng buộc phải vay Cri-xtô-phơ hai mươi xu. Sự việc này tự nó không có gì đáng kể, đã gây cho Ra-xti-nhắc một cơn não lòng ghê gớm. Ngày tàn, một buổi hoàng hôn ẩm ướt kích thích thần kinh, chàng nhìn ngôi mộ và vùi xuống đấy giọt nước mắt cuối cùng của người trai trẻ, giọt nước mắt trào ra vì những mối xúc động thiêng liêng của một trái tim trong trắng, cái thứ nước mắt rơi xuống mặt đất rồi từ đó lại vút lên đến tận trời cao. Chàng khoanh tay ngắm những đám mây; và nhìn thấy chàng như vậy, Cri-xtô-phơ bèn bỏ đi.
Ra-xti-nhắc còn lại một mình, đi mấy bước về phía đầu nghĩa địa, chàng nhìn thấy thành phố Pa-ri nằm khúc khuỷu dọc hai bờ sông Xen, ở đó ánh đèn bắt đầu lấp lánh. Đôi mắt chàng gắn chặt gần như thèm thuồng vào khoảng giữa cột đồng trụ của quảng trường Văng-đôm và đỉnh mái tròn điện Anh-va-lít, khoảng đó là nơi sinh hoạt của cái xã hội thượng lưu chàng đã muốn thâm nhập. Chàng nhìn cái tổ ong rào rào ấy bằng con mắt hình như muốn hút trước nước mật của nó, và chàng nói những lời to tát này:
- Giờ đây còn mày với ta!
Và, để mở màn cho cuộc thách thức của chàng đối với xã hội, Ra-xti-nhắc đi ăn bữa tối ở nhà phu nhân Đơ Nuy-xin-ghen.
(Theo Lão Gô-ri-ô, LÊ HUY dịch,
NXB Văn học, Hà Nội 1976)
***
Về tác giả Ban-dắc
"Một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực" - đó là lời Ăng-ghen đánh giá nhà tiểu thuyết Pháp Hô-nô-rê đơ Ban-dắc (Honoré de Balzac, 1799-1850).
Sống vào nửa đầu thế kỉ XIX khi Cách mạng 1789 ở Pháp đã thành công, nhưng ánh vàng son của chế độ phong kiến chưa phải đã lụi tàn. Ban-dắc thời thanh niên mơ ước nổi danh, nuôi mộng làm giàu và muốn bước chân vào xã hội thượng lưu. Ông sinh ra ở tỉnh nhỏ (Tua) trong một gia đình nông dân, sau chuyển lên Pa-ri làm ăn. Chi tiết "đơ" (de), dấu hiệu dòng dõi quý tộc, là do ông thêm vào tên họ của mình.
Ban-dắc chọn con đường văn chương, trái với ý của cha muốn con theo học luật. Rồi ông lao vào lĩnh vực kinh doanh mong giàu có nhưng toàn thua lỗ, thất bại, cuối cùng đánh từ bỏ mộng làm giàu, trở về với nghiệp văn chương.
Do lòng say mê văn chương kết hợp với vốn sống phong phú và sự hiểu biết sâu sắc các ngóc ngách của xã hội tư sản mà Ban-dắc tích luỹ được trong những năm bôn ba khắp nơi trên con đường kinh doanh, nên các tác phẩm của ông thời kì này, đã hợp thành bộ Tấn trò đời, là những tiểu thuyết có giá trị hiện thực phê phán cái xã hội trong đó đồng tiền tác oai tác quái.
Các tiểu thuyết nổi tiếng nhất là Miếng da lừa (1831), Ơ-giê-ni Grăng-đê (1833), Lão Gô-rô (1834), Ảo mộng tiêu tan (1837 - 1843),...
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về tác giả Ban-dắc?
Chọn những tác phẩm của tác giả Ban-dắc trong các tác phẩm dưới đây.
Chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Đoạn trích Đám ma lão Gô-ri-ô được trích từ của tác phẩm - một trong những cuốn tiểu thuyết phê phán xuất sắc nhất của Ban-dắc.
Nhân vật chính trong đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô là nhân vật
Đoạn trích Đám ma lão Gô-ri-ô kể về sự việc nào dưới đây?
Trong đám ma của lão Gô-ri-ô không có sự xuất hiện của nhân vật nào dưới đây?
Trước sự qua đời của lão Gô-ri-ô, hai người con rể của lão đã làm gì?
Nối những nhân vật dưới đây với hành động tương ứng của họ trong lễ hạ huyệt lão Gô-ri-ô.
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về hành động của linh mục và phu huyệt trong văn bản?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Cho thấy họ không có lòng đồng cảm, xót thương cho người đã khuất. |
|
b) Thể hiện sự khó khăn, túng thiếu của những con người ở tầng lớp thấp. |
|
c) Phơi bày hiện thực của một xã hội mà đồng tiền lên ngôi. |
|
d) Diễn tả chân thực bối cảnh xã hội nghèo đói của Pháp lúc bấy giờ. |
|
Chàng sinh viên Ra-xti-nhắc hiện lên trong văn bản với những phẩm chất nào dưới đây?
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Cái chết của lão Gô-ri-ô chính là sự kiện khiến Ra-xti-nhắc cảm được nỗi của người hàng xóm của mình khi ra đi mà không có bất kì nào kề cạnh; đồng thời chàng cũng nhận ra thối nát của xã hội mà lên ngôi, chi phối tất thảy mọi thứ, làm suy vi cả đạo đức con người.
Hành động mở màn cho cuộc thách thức xã hội của Ra-xti-nhắc là việc chàng
Nhan đề nào dưới đây thể hiện biện pháp tu từ nghịch ngữ?
Câu văn nào dưới đây thể hiện biện pháp tu từ nghịch ngữ?
Biện pháp tu từ nghịch ngữ được in đậm trong đoạn thơ dưới đây có tác dụng gì?
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau - ngọn xanh rờn
Mẹ - đầu bạc trắng
(Mẹ, Đỗ Trung Lai)