Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 7 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
NÀNG TIÊN ỐC
Buổi tối như mọi bữa
Bé làm nũng nghiêng đầu:
- Chị ơi, chuyện cổ tích
Kể cho em nghe nào!
... “Xưa có bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum
Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ:
Sân nhà sao sạch quá!
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ
Bà già thấy chuyện lạ
Bèn cố ý rình xem
Thì thấy một nàng tiên
Bước ra từ chum nước
Bà già bèn bí mật
Đập vỡ vỏ ốc xanh
Rồi ôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa
Hai mẹ con từ đó
Rất là yêu thương nhau...”
Bé nghe nghênh cái đầu
Mắt tròn xoe không chớp
Chị kể xong, bất chợt
Bé kêu lên rất to:
- Ứ ừ, biết rồi cơ
Chị phê bình em đấy!
(Nguồn: Định Hải, Hương cốm, NXB Kim Đồng, 1975)
Đọc bài thơ trên và trả lời các câu hỏi.
Chỉ ra các từ láy trong bài thơ Nàng tiên ốc. (Chọn 3 đáp án)
Vì sao có thể xác định bài thơ Nàng tiên ốc có chứa yếu tố tự sự, miêu tả? (Chọn 2 đáp án)
Từ bài thơ Nàng tiên ốc, hãy rút ra khái niệm thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.
Bài thơ Nàng tiên ốc được viết theo thể thơ nào?
Theo em, người chị muốn gửi gắm bài học gì đến người em qua câu chuyện Nàng tiên ốc?
Nhận xét ngôn ngữ của bài thơ Nàng tiên ốc.
Dấu ngoặc kép trong bài thơ Nàng tiên ốc có tác dụng gì?
Chọn dòng thơ có chứa yếu tố miêu tả.
Có mấy câu chuyện được kể trong bài thơ Nàng tiên ốc? Đó là những câu chuyện nào?
Hãy kể lại trật tự bài thơ bằng cách sắp xếp các ý sau theo đúng thứ tự.
- Bà thấy lạ, rình xem thì mới biết nàng tiên trong vỏ ốc đã giúp bà làm việc nhà.
- Bé nghe chuyện, nũng nịu cho rằng chị đang nhắc khéo mình lười biếng.
- Một hôm, bà bắt được một con ốc rất đẹp, bà không bán mà thả vào chum.
- Từ ngày có ốc, bà không hiểu vì sao nhà bà lúc nào cũng được dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất.
- Chị kể cho bé nghe câu chuyện về nàng tiên ốc.
- Bà đập vỡ vỏ ốc, hai mẹ con từ đó sống yêu thương bên nhau.
- Xưa, có một bà già nghèo chuyên đi mò cua bắt ốc.
Thành ngữ nào sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?
Câu nào sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?
Hình ảnh hoán dụ (in đậm) dưới đây chỉ điều gì?
Những bàn chân từ than bụi lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời Cách mạng.
(Tố Hữu)
Nêu tác dụng của phép hoán dụ (in đậm) trong hai dòng thơ sau. (Chọn 2 đáp án)
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
Giải nghĩa thành ngữ sử dụng phép hoán dụ trong câu sau.
Thời gạo châu củi quế, nhân dân vẫn cương quyết kháng chiến.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐOẠN VĂN:
* Đảm bảo ba phần với nội dung như sau:
- Mở đoạn: Nêu tên bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung về bài thơ Lượm.
- Thân đoạn:
+ Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. (Ví dụ: Hình ảnh Lượm hồn nhiên, tươi vui nhưng cũng rất dũng cảm, gan dạ,...).
+ Nêu các lí do khiến em yêu thích. (Ví dụ: Hình ảnh gợi cho em cảm giác gần gũi, đồng thời cũng rất kính trọng, biết ơn,...).
- Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của em về bài thơ Lượm.
* Đảm bảo hình thức đoạn văn, đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp.
BÀI ĐỌC:
Lượm
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
- Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!
Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- Thôi, chào đồng chí!
Cháu đi xa dần...
Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà
Ra thế
Lượm ơi!...
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ đòng đòng
Ca-lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
(Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 1995)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm (Tố Hữu).