Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 4 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
TREO BIỂN
Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng: “Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”.
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.
Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là “ở đây”?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.
Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”?
Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa.
Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói:
- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn để biển làm gì nữa?
Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!
Theo TRƯƠNG CHÍNH
(In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Văn bản phê phán những người như thế nào?
Dòng nào nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản trên?
Trong câu: “Ở đây có bán cá tươi”, nghĩa nào là nghĩa tường minh?
Mục đích của văn bản trên là gì? (Chọn 2 đáp án)
Thành ngữ, tục ngữ nào có nghĩa giống với hiện tượng văn bản phê phán?
THẦY ĐỒ LƯỜI NÓI DỐI
Một thầy đồ hay ngủ ngày, nhưng lại bắt học trò phải thức, nếu ngủ là thầy đánh.
Học trò tức quá, mới hỏi:
- Con học chữ và phải học cả tính nết của thầy. Thầy hay ngủ ngày, sao thầy không cho con ngủ ngày?
Thầy trả lời liều:
- Ta đâu có ngủ ngày, đấy là ta nằm chiêm bao để nói chuyện với ông Chu Công và Khổng Tử đấy chứ!
Một buổi kia, thầy ngủ, trò cũng ngủ theo. Thầy thức dậy trước, liền lay trò dậy, mắng:
- Sao mày dám bỏ học mà nằm ngủ?
Trò thưa:
- Thưa thầy, con có ngủ đâu! Con nằm chiêm bao để ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử đấy chứ ạ!
Thầy tức giận nói:
- Mày phải ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử, vậy thì hai ông ấy nói gì với mày?
Trò trả lời:
- Hai ông ấy bảo sao lâu nay không thấy thầy mày đến thăm. Con trình rằng mới hôm qua thầy có đến thăm ông. Hai ông thấy nói vậy có vẻ giận lắm bảo con rằng: "Mày về bảo thầy mày đừng có nói dối".
(Trích Kho tàng truyện dân gian Việt Nam)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi.
Theo người học trò thì học trò phải học điều gì ở thầy mình?
Ai là đối tượng đáng bị phê phán trong truyện trên?
Người học trò nói lời nói sau nhằm mục đích gì?
- Hai ông ấy bảo sao lâu nay không thấy thầy mày đến thăm. Con trình rằng mới hôm qua thầy có đến thăm ông. Hai ông thấy nói vậy có vẻ giận lắm bảo con rằng: “Mày về bảo thầy mày đừng có nói dối”.
Dòng nào nhận xét đúng về nhân vật người học trò?
Từ ngữ toàn dân là gì?
Từ ngữ địa phương là gì?
Bấm chọn 3 từ ngữ địa phương trong đoạn thơ sau.
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
(Hồng Nguyên, Nhớ)
Chọn nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Chọn nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ "Tốt danh hơn lành áo".