Bài học cùng chủ đề
- Tri thức ngữ văn
- Đọc văn bản: Hịch tướng sĩ
- Đọc văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
- Đọc văn bản: Nam quốc sơn hà
- Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp
- Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)
- Thực hành đọc: Chiếu dời đô
- Củng cố, mở rộng
- Phiếu bài tập chủ đề 3
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 3 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
CHIẾU DỜI ĐÔ
(Thiên đô chiếu – Lý Công Uẩn)
Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô.
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ thời Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; đã đúng ngôi nam, bắc, đông, tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi; địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa; thật là nơi tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là chốn kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Ghi chú:
Năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Việc dời đô và lựa chọn kinh đô mới, đổi tên Đại La thành Thăng Long cho thấy tầm nhìn chiến lược, tư tưởng chính trị sáng suốt của nhà vua. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc và lịch sử của kinh đô Thăng Long, chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đường phát triển của mình.
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Văn bản viết về sự kiện nào?
Dòng nào nói đúng về thể loại chiếu?
Văn bản Chiếu dời đô được viết
Nội dung chính của đoạn từ "Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh" đến "không thể không dời đô" là gì?
Nội dung chính của đoạn từ "Huống gì thành Đại La" đến "đế vương muôn đời" là gì?
Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn?
Câu nghi vấn được tác giả sử dụng ở cuối văn bản có đặc điểm gì?
Dòng nào diễn tả đúng nghĩa của từ “thắng địa” trong Chiếu dời đô?
Dòng nào nói đúng về ý nghĩa của câu "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô."?
Bấm chọn câu chủ đề của đoạn văn.
Tùy bút có những đặc điểm riêng rất nổi bật. Trước hết nó có đề tài hết sức phong phú, đa dạng từ văn hóa, lịch sử đến các vấn đề nóng, vấn đề mang tính thế sự, đời tư. Lời văn, giọng điệu của thể loại tùy bút, bao giờ cũng mang lối văn uyển chuyển, linh hoạt, đầy sáng tạo, bất ngờ của nhân vật trữ tình. Tùy bút không giống như các thể loại truyện ngắn hay tiểu thuyết khác khi chú trọng vào diễn biến, trình tự, cốt truyện mà chỉ chú tâm thể hiện dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà của tác giả Huỳnh Như Phương được viết theo thể tản văn. Phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp với trữ tình nhẹ nhàng. Văn bản sử dụng ngôi kể thứ nhất. Tác phẩm cho thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Xác định kiểu đoạn văn của ngữ liệu trên.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Từ những giá trị nhân đạo mà tác giả mang đến cho con người, ta thêm thấu hiểu, đồng cảm và yêu thương nhân vật. Từ những thành công vang dội của tác phẩm, ta càng thêm tự hào về con người và thi văn Việt Nam. Bên cạnh ý nghĩa nhân văn mà Nguyễn Du mang đến, tác phẩm còn được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật độc đáo của nó. Với những phân tích trên, ta có thể khẳng định Truyện Kiều là niềm tự hào của con người và đất nước Việt Nam.
Xác định kiểu đoạn văn của ngữ liệu trên.
Cây tre còn gắn liền với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Con người từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành không lúc nào là thiếu hình bóng của tre. Tre làm thành cái nôi cho trẻ đến chiếc chõng cho người già nhai trầu. Tre làm bóng mát cho mấy em nhỏ chăn trâu, người nông dân nghỉ ngơi sau giờ lao động. Tre làm đôi đũa ăn cơm, chiếc mẹt sàng gạo.
Xác định kiểu đoạn văn của ngữ liệu trên.
Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.
Xác định kiểu đoạn văn của ngữ liệu trên.