Bài học cùng chủ đề
- Đọc văn bản: Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
- Đọc văn bản: Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống và Thêm một bản dịch "Truyện Kiều" sang tiếng Nhật
- Đọc kết nối chủ điểm: Lí ngựa ô ở hai vùng đất
- Thực hành tiếng Việt
- Đọc mở rộng theo thể loại: Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
- Nghe và nắm bắt nội dung trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
- Ôn tập
- Phiếu bài tập
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Sức sống của những làn điệu dân ca
_Phí Trường Giang_
Thành viên CLB dân ca Sán Dìu giao lưu biểu diễn làn điệu sọong cô (Ảnh TL)
Tìm trong vốn quý dân ca
Bên sườn Tây của dãy núi Yên Tử hùng vĩ, thuộc địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam từ xa xưa đã là nơi cư trú của các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Hoa và nhóm địa phương Sán Chí, Cao Lan (thuộc dân tộc Sán Chay), tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng và cũng là nơi lưu truyền các loại hình hát dân ca tiêu biểu.
Các loại hình dân ca ở Bắc Giang có thể kể đến: Sình ca (có nơi gọi là sịnh ca) của người Cao Lan; Cnắng cọô (có nơi gọi là xắng cọ) của người Sán Chí; Soọng cô của người Sán Dìu; Soong hao của người Nùng; Then của người Tày và Nùng...
Sình ca được lưu truyền trong cộng đồng người Cao Lan nhằm gửi gắm, trao đổi tâm tư, tình cảm, tình yêu đôi lứa, hay những ước mơ, nguyện vọng của mình với thiên nhiên và thần linh qua câu hát,… Sình ca còn là kho tư liệu lịch sử phản ánh chân thực về đời sống sinh hoạt của người Cao Lan, sự đúc kết những triết lý nhân sinh sâu sắc. Về cơ bản, dân ca Cao Lan (sình ca) bao gồm các thể loại: Thsăn lèn (mừng năm mới), Thsao bạo (đối giao duyên), Kên láu (hát đám cưới), Tò tan (hát đố), …
Đối với loại hình dân ca của người Sán Chí, là lối hát đối đáp nam-nữ, nhịp điệu theo thể thơ "thất ngôn tứ tuyệt", thường được trình diễn dưới nhiều hình thức, bối cảnh và không gian khác nhau, tiêu biểu là: Hát ban ngày (chục cọô), còn được gọi là hát giao duyên hay hát ghẹo; Hát ban đêm (cnắng coộ); Hát đám cưới (chắu cọô), còn gọi là tửu ca; Hát đổi danh (zoóng hòô cọô) là thể loại chỉ có nam giới mới được hát…
Cùng với đó, làn điệu soọng cô là tiếng hát từ tâm hồn của người Sán Dìu, được đúc kết từ cuộc sống lao động, sản xuất và các sinh hoạt văn hóa thường ngày của đồng bào. Vì thế dân ca Sán Dìu được đồng bào nâng niu, quý trọng, thực hành trong những cuộc vui, những nghi lễ cộng đồng.
Khác với một số loại hình dân ca dân tộc khác, hát soong hao của dân tộc Nùng ở Bắc Giang có nét đặc biệt ở chỗ, đó là điệu hát không có nhạc đệm. Tuy nhiên, soong hao vẫn có được sức hấp dẫn, sự ngọt ngào và được chia thành nhiều hình thức hát như: Hát giao duyên, hát ví, hát đối, hát ban ngày, hát ban đêm, hát đám cưới…
Riêng hai dân tộc Tày và Nùng ở Bắc Giang còn lưu giữ điệu hát then rất độc đáo. Điệu hát then gắn liền với cây đàn tính, được chia làm hai loại, đó là: Then tâm linh (then nghi lễ) và then văn nghệ quần chúng.
Then tâm linh là một thể loại dân ca, mang màu sắc tín ngưỡng như: Lễ then cầu yên (Pèng ến); lễ then giải hạn; lễ then mừng nhà mới;… Còn then văn nghệ thường được diễn xướng tại các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của cộng đồng dân cư hay những cuộc thi, hội thi trong các ngày hội văn hóa dân tộc.
Then văn nghệ có làn điệu ngắn, âm hưởng vui tươi, được tách ra từ then nghi lễ, sau đó được đặt lời mới có thể cải biên, cách điệu cho phù hợp với việc trình diễn trên sân khấu. Nội dung của những bài hát then chủ yếu là ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, ca ngợi công lao của Đảng, Bác Hồ, cầu mong cuộc sống bình an, mùa màng bội thu…
Giữ gìn vốn quý
Để bảo tồn, phát triển rộng khắp các làn điệu dân ca DTTS, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Bắc Giang và cấp ủy, chính quyền các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có việc chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích thành lập các Câu lạc bộ (CLB) hát dân ca.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, hiện có 5/10 huyện, thành phố đã bảo tồn và phát huy được giá trị truyền thống của dân ca, đó là các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Lạng Giang. Toàn tỉnh, đã thành lập và duy trì được 49 CLB hát dân ca DTTS, trong đó huyện Lục Ngạn có nhiều CLB nhất với 22/29 xã, thị trấn thành lập được CLB. Hoạt động của các CLB hát dân ca không những góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các DTTS mà còn trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn, thu hút du khách tham quan, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Thế hệ trẻ hát soong hao tại Ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn
Bên cạnh đó, để có được tầm nhìn tổng quát trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình dân ca trên địa bàn tỉnh, Sở VHTTDL cùng các đơn vị liên qua đã thực hiện nhiều Chương trình hành động như: Chương trình "Điều tra dân ca Sán Dìu tỉnh Bắc Giang", thu thập được 2.203 bài hát dân ca Sán Dìu và tiến hành nghiên cứu sinh hoạt hát dân ca trong cộng đồng người Sán Dìu trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2016-2020, tổ chức sưu tầm được 68 hiện vật, bộ hiện vật về đời sống, văn hóa của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Cao Lan,... trên địa bàn tỉnh. Những hiện vật này được bảo quản, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu về di sản văn hóa các DTTS nói chung và di sản dân ca nói riêng.
Trường Trung cấp VHTTDL Bắc Giang thực hiện Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn âm nhạc dân gian của dân tộc Cao Lan trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, góp phần phục vụ phát triển du lịch cộng đồng”. Nhà hát Chèo Bắc Giang sưu tầm, luyện tập các làn điệu hát then, đàn tính, các điệu múa truyền thống của dân tộc Tày để đưa vào các chương trình biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ khán giả.
Công tác truyền dạy dân ca các DTTS cũng được tổ chức thường xuyên, tiêu biểu như: Triển khai thực hiện Chương trình "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Cao Lan", mở lớp truyền dạy kỹ năng hát dân ca Cao Lan trên địa bàn xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn; định kỳ hàng năm tổ chức lớp truyền dạy hát then, đàn tính cho các học viên là các hạt nhân văn nghệ trên địa bàn tỉnh...
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Văn bản đưa ra hai nội dung chính nào?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Hình ảnh được sử dụng trong văn bản có chức năng gì? (Chọn 2 đáp án)
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là
- số liệu
- hình ảnh
- bảng biểu
Đề tài của văn bản là gì?
Đoạn văn sau đây được gọi là gì trong văn bản thông tin?
Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Bắc Giang, các loại hình dân ca truyền thống của đồng bào các DTTS mang âm hưởng, màu sắc vô cùng độc đáo. Sự hội tụ và lan tỏa của các loại hình dân ca này đã tạo nên những mảng văn hóa đa sắc màu, trở thành vốn di sản quý đang được địa phương chú trọng bảo tồn và phát huy.
Bài viết thuộc thể loại văn bản
- văn học
- thông tin
- nghị luận
Bài viết cung cấp cho người đọc thông tin gì?
Khi sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, người viết cần chú ý điều gì? (Chọn 3 đáp án)
Sắp xếp các phần theo bố cục của bài báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Tóm tắt.
- Cơ sở lí thuyết.
- Kết luận.
- Tài liệu tham khảo.
- Kết quả nghiên cứu.
- Nhan đề.
Nối các phần với nội dung tương ứng.
Lớp em tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn văn học dân gian Việt Nam (cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn). Em hãy thành lập nhóm và thực hiện nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.