Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (8 điểm) SVIP
Bài 1. (1 điểm) Giải các phương trình sau:
a) $3 x-4=5+x$.
b) $3(x-1)-7=5(x+2)$.
Hướng dẫn giải:
a. Ta có: $3 x-4=5+x$
$3 x-x=5+4$
$2 x=9$
$x=\dfrac{9}{2}$.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm $x=\dfrac{9}{2}$.
b. Ta có: $3(x-1)-7=5(x+2)$
$3 x-3-7=5 x+10$
$5 x-3 x=-3-7-10$
$2 x=-20$
$x=-10$.
Vậy phương trình có nghiệm $x=-10$.
Bài 2. (1,5 điểm) Một ca nô đi xuôi khúc sông từ $A$ đến $B$ hết $1$ giờ $30$ phút và đi ngược từ $B$ về $A$ hết $2$ giờ. Biết vận tốc dòng nước là $3$ km/h. Tính vận tốc riêng của ca nô và chiều dài quãng sông $AB$?
Hướng dẫn giải:
Gọi vận tốc riêng của ca nô là $x$ (km/h, $x>3$).
Vận tốc ca nô khi đi xuôi khúc sông từ $A$ đến $B$ là: $x+3$ (km/h);
Vận tốc ca nô khi đi ngược khúc sông từ $B$ về $A$ là: $x-3$ (km/h);
Khúc sông $A B$ có chiều dài không đổi nên ta có phương trình: $\dfrac{3}{2}(x+3)=2(x-3)$.
Giải phương trình trên ta nhận được $x=21$ (thỏa mãn)
Do đó vận tốc riêng của ca nô là $21$ km/h.
Chiều dài khúc sông là: $2(21-3)=36$ (km).
Vậy vận tốc riêng của cano là $21$ km/h, chiều dài khúc sông là $36$ km .
Bài 3. (1,0 điểm) Trong một hộp có $20$ thẻ gồm $4$ thẻ được đánh số 1, $4$ thẻ được đánh số 2, $6$ thẻ được đánh số 3, $3$ thẻ được đánh số 4 và $3$ thẻ được đánh số 5. Tính xác suất cho biến cố “Thẻ rút ra là thẻ đánh số 3”.h số 2, $6$ thẻ được đánh số 3, $3$ thẻ được đánh số 4 và $3$ thẻ được đánh số 5. Tính xác suất cho biến cố “Thẻ rút ra là thẻ đánh số 3”.
Hướng dẫn giải:
Xác suất cho biến cố "Thẻ rút ra là thẻ đánh số 3" là: $\dfrac{6}{20}=\dfrac{3}{10}$.
Bài 4. (2,5 điểm) Cho $\Delta { A B C}$ nhọn, đường cao $A H$. Kẻ $H E \perp {A B} \, (E \in A B), \, H F \perp {A C} \, (F \in A C)$.
a) Chứng minh $\Delta { A E H} \backsim \Delta { A H B}$ từ đó suy ra $A H^2=A E . A B$
b) Chứng minh $A E . A B=A F . A C$
c) Cho chu vi các $\Delta { A E F}$ và $\Delta { A C B}$ lần lượt là $20$ cm và $30$ cm. Tính diện tích $\Delta { A E F}$ và $\Delta { A C B}$ biết diện tích $\Delta { A C B}$ lớn hơn diện tích $\Delta { A E F}$ là $25$ cm$^2$.
Hướng dẫn giải:
a) Xét $\Delta { A E H}$ và $\Delta { A H B}$ có:
$\widehat{BAH}$ chung và $\widehat{AEH}=\widehat{AHB}=90^{\circ}$
Do đó $\Delta {AEH} \backsim \Delta {AHB}$ (g.g)
Suy ra $ \dfrac{A H}{A B}=\dfrac{A E}{A H} $ hay $A H^2=A E .A B$ (1)
b) Chứng minh tương tự $\Delta {AHF} \backsim \Delta {ACH}$ (g.g)
Suy ra $\dfrac{A H}{A C}=\dfrac{A F}{A H}$ hay $A H^2=A F . A C$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $A E . A B=A F . A C$
c) Ta có $A E . A B=A F . A C$ nên $\dfrac{A E}{A C}=\dfrac{A F}{A B}$.
Xét $\Delta { A E F}$ và $\Delta { A C B}$ có:
$\widehat{E A F}$ chung
$\dfrac{A E}{A C}=\dfrac{A F}{A B}$ (cmt)
Do đó $\Delta { A E F} \backsim \Delta { A C B} $ (c.g.c).
Suy ra $\dfrac{E F}{C B}=\dfrac{P_{A E F}}{P_{A C B}}=\dfrac{20}{30}=\dfrac{2}{3}$ (tỉ số chu vi bằng tỉ số đồng dạng)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có $ \dfrac{S_{A E F}}{4}=\dfrac{S_{A C B}}{9}=\dfrac{S_{A C B}-S_{A E F}}{9-4}=\dfrac{25}{5}=5$
Suy ra
$S_{A E F}=5.4=20$ cm$^2$;
$S_{A C B}=5.9=45$ cm$^2$.
Vậy $S_{A E F}=20$ cm$^2$ và $S_{A C B}=45$ cm$^2$.
Bài 5. (1,0 điểm) Cho tam giác $ABC$, trung tuyến $AM$, đường phân giác của góc $AMB$ cắt $AB$ tại $D$. Cho $BC=30$ cm; $A D=6$ cm; $A B=10$ cm. Tính độ dài $A M$.
Hướng dẫn giải:
Ta có: $A B=A D+D B$
Suy ra $D B=A B-A D=10-6=4$ cm
${AM}$ là trung tuyến của $\Delta A B C$ suy ra $M$ là trung điểm của ${BC}$
Suy ra $BM=C M=\dfrac{1}{2} B C=15$ cm.
Xét $\Delta A B M$ có $M D$ là phân giác của góc $A M B$ nên
$\dfrac{A M}{B M}=\dfrac{A D}{D B}$
$\dfrac{A M}{B M}=\dfrac{6}{4}=\dfrac{3}{2} $
Do đó $A M=\dfrac{3}{2} .B M=\dfrac{3}{2} .15=22,5$ (cm).
Bài 6. (0,5 điểm) Một hình lập phương lớn cạnh $4$ được ghép lại từ $64$ hình lập phương nhỏ cạnh $1$. Người ta sơn tất cả sáu mặt của hình lập phương lớn. Tính số hình lập phương nhỏ cạnh $1$ mà:
a) có đúng một mặt được sơn;
b) có đúng hai mặt được sơn.
Hướng dẫn giải:
a) Ở mỗi mặt, có $4$ hình lập phương nhỏ được sơn một mặt (các hình được gạch sọc).
Ở sáu mặt có: $4.6 = 24$ (hình).
b) Ở mỗi cạnh, có $2$ hình lập phương được sơn hai mặt (các hình ghi dấu "$x$").
Ở $12$ cạnh có : $2.12=24$ (hình).