Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (8 điểm) SVIP
Bài 1. (2 điểm) Thực hiện các phép tính
a) $\left(6 x^{3} y^{2}-27 x^{3} y\right) \, : \, 3 x y$.
b) $\left(\dfrac{2}{3^{2}} x^{4}\right) \cdot\left(3 y x^{5}\right)$.
c) $\dfrac{x^{2}}{x^{2}-4}+\dfrac{1}{x-2}+\dfrac{1}{x+2}$.
d) $\dfrac{2}{x-y}-\left(\dfrac{x}{x-1}-\dfrac{2}{y-x}\right)-\left(\dfrac{-2}{x+y}-\dfrac{x}{x-1}\right)$
Hướng dẫn giải:
a) $\left(6 x^{3} y^{2}-27 x^{3} y\right) \, : \, 3 x y=2 x^{2} y-9 x^{2}$.
b) $\left(\dfrac{2}{3^{2}} x^{4}\right) .\left(3 y x^{5}\right)=\left(\dfrac{2}{9}.3\right)\left(x^{4} \cdot x^{5}\right) y=\dfrac{2}{3} x^{9} y$.
c) $\dfrac{x^{2}}{x^{2}-4}+\dfrac{1}{x-2}+\dfrac{1}{x+2}=\dfrac{x^{2}}{(x-2)(x+2)}+\dfrac{x+2}{(x-2)(x+2)}+\dfrac{x-2}{(x-2)(x+2)}=\dfrac{x^{2}+x+2+x-2}{(x-2)(x+2)}=\dfrac{x^{2}+2 x}{(x-2)(x+2)}=\dfrac{x(x+2)}{(x-2)(x+2)}=\dfrac{x}{x-2}$.
d) $\dfrac{2}{x-y}-\left(\dfrac{x}{x-1}-\dfrac{2}{y-x}\right)-\left(\dfrac{-2}{x+y}-\dfrac{x}{x-1}\right)=\dfrac{2}{x-y}-\dfrac{x}{x-1}+\dfrac{2}{y-x}+\dfrac{2}{x+y}+\dfrac{x}{x-1} =\left(\dfrac{2}{x-y}+\dfrac{2}{y-x}\right)+\left(-\dfrac{x}{x-1}+\dfrac{x}{x-1}\right)+\dfrac{2}{x+y}=\dfrac{2}{x+y} $.
Bài 2 (1 điểm). Tìm $x$, biết:
a) $x^{2}-3 x=0$.
b) $x^{2}-6 x+8=0$.
Hướng dẫn giải:
a) $x^{2}-3 x=0$
$x^2-3 x=0$ suy ra $x(x-3)=0$
TH1: $x=0$
TH2: $x-3=0 $ hay $x=3$.
b) $x^{2}-6 x+8=0$
$x^2-6 x+8=0 $
$\left(x^2-4 x\right)-(2 x-8)=0$
$(x-4)(x-2)=0$
TH1: $x-4=0 $ suy ra $x=4$
TH2: $x-2=0$ suy ra $x=2$
Vậy $x=4$ hoặc $x=2$.
Bài 3. (2 điểm)
1. Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều có diện tích đáy $30$ dm$^{2}$, chiều cao $100 $ cm.
2. Cho hai hàm số $y=x+4$ và $y=-x+4$ có đồ thị là hai đường thẳng $d_{1}$ và $d_{2}$. Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng thẳng $d_{1}$ và ${d}_{2}$.
Hướng dẫn giải:
1. Đổi: $100$ cm $=10$ dm.
Thể tích của hình chóp tứ giác đều đó là:
$V=\dfrac{1}{3}.S_đ . h=\dfrac{1}{3} .30.10=100$ (dm$^3$)
2. Xét phương trình hoành độ giao điểm của ${d}_1$ và ${d}_2$:
$ x+4=-x+4$ suy ra $ 2 x=0$ nên $ x=0 $.
Thay $x=0$ vào một trong hai hàm số của $d_1$ và $d_2$ ta tìm được $y=4$.
Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng thẳng ${d}_1$ và ${d}_2$ là $(0 ; 4)$.
Bài 4 (2.5 điểm) Cho tam giác $A B C$ có $A D$ là phân giác của $\widehat{B A C}$. Từ $D$ kẻ các đường thẳng song song với $A B$ và $A C$ lần lượt cắt $A C, \, A B$ tại $E, \, F$
a) Chứng minh tứ giác $A E D F$ là hình thoi.
b) Trên tia đối của tia $F A$ lấy điểm $G$ sao cho $F A=F G$. Chứng minh $E F G D$ là hình bình hành.
c) Lấy điểm $I$ sao cho $F$ là trung điểm $ID$. Tia $IA$ cắt tia $D E$ tại $K$. Gọi $O$ là giao điểm của $A D$ và $E F$. Chứng minh $\mathrm{O}$ là trung điểm của $GK$.
Hướng dẫn giải:
a) Xét tứ giác $A E D F$ có:
$D E$ // $A F$ (do $DE$ // $A B$);
$D F$ // $A E$ (do $D F$ // $A C)$.
Suy ra $A E D F$ là hình bình hành (DHNB)
Mà đường chéo $A D$ là tia phân giác của $\widehat{F A E}$ (gt)
Nên $A E D F$ là hình thoi (DHNB).
b) Vì $AEDF$ là hình thoi (cmt) nên $D E$ // $A F$; $DE=A F$ (tính chất)
Mà $A F=G F$ (gt) ; $G$ thuộc tia đối của tia $F A$ (gt) nên $D E=G F$; $D E$ // $D F$
Xét tứ giác $E F G D$ có: $D E=G F$ (cmt); $D E$ // $G F$ (cmt)
Vậy $EFGD$ là hình bình hành.
c) Theo bài ra, $G$ thuộc tia đối của tia $F A$ và $F A=F G$ suy ra $F$ là trung điểm của $A G$
Mà $A F=D F$ (do $A E D F$ là hình thoi) suy ra $A G=I D$
Xét tứ giác $A D G I$ có:
Hai đường chéo $A G$ và $ID$ cắt nhau tại trung điểm $F$ của mỗi đường;
Suy ra $A D G I$ là hình bình hành (DHNB)
Lại có $A G=I D$ (cmt) suy ra $A D G I$ là hình chữ nhật (DHNB)
$G D$ // $I A$ suy ra $G D$ // $A K$ ($A, I, K$ thẳng hàng)
Xét tứ giác $A K D G$ có: $G D$ // $A K$ (cmt) ; $D K $ // $A G($ do $D E$ // $A F)$
Suy ra $A K D G$ là hình bình hành (DHNB)
Khi đó hai đường chéo $A D$ và $GK$ cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Mà $O$ là trung điểm của $A D$ (do $O$ là giao điểm của hai đường chéo trong hình thoi $A E D F)$
Vậy $O$ là trung điểm của $GK$.
Bài 5 (0,5 điểm) Tìm các cặp số nguyên $(x$; $y)$ thoả mãn $x^{2}+x y+2 \, 023 x+2 \, 022 y+2 \, 023=0$.
Hướng dẫn giải:
$x^{2}+x y+2023 x+2022 y+2023=0$
$x^{2}+x y+x+2022 x+2022 y+2022+1=0$
$x(x+y+1)+2022(x+y+1)=-1$
$(x+2022)(x+y+1)=-1 $
$x+2022=1$ hoặc $x+y+1=-1$
$x+2022=-1$ hoặc $x+y+1=1$
$x=-2021$ và $y=2019$ hoặc $x=-2023$ và $y=2023$
Vậy $(x ; y) \in\{(-2021 ; 2019) ;(-2023 ; 2023)\}$.