Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (7 điểm) SVIP
Bài 1. Cho 2 biểu thức: $P=\dfrac{x+7}{3 \sqrt{x}}$ và $Q=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}+\dfrac{2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}+\dfrac{7 \sqrt{x}+3}{9-x}$
(với $x>0 ; x \neq 9$ )
a) Tính giá trị của biểu thức $P$ khi $x=4$.
b) Chứng minh $Q=\dfrac{3 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}$.
c) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $A=P . Q$.
Hướng dẫn giải:
a) Tính giá trị của biểu thức $P$ khi $x=4$.
Thay $x=4$ (thỏa mãn điêu kiện) vào biêuu thức $P$ ta có:
$P=\dfrac{4+7}{3 \sqrt{4}}=\dfrac{11}{3.2}=\dfrac{11}{6} .$
b) $Q=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}+\dfrac{2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}+\dfrac{7 \sqrt{x}+3}{9-x}=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}+\dfrac{2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}-\dfrac{7 \sqrt{x}+3}{x-9}$
$=\dfrac{(\sqrt{x}+1)(\sqrt{x}+3)}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+3)}+\dfrac{2 \sqrt{x}(\sqrt{x}-3)}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+3)}+\dfrac{7 \sqrt{x}+3}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+3)}$
$=\dfrac{x+3 \sqrt{x}+\sqrt{x}+3+2 x-6 \sqrt{x}-7 \sqrt{x}-3}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+3)}$
$=\dfrac{3 x-9 \sqrt{x}}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+3)}=\dfrac{3 \sqrt{x}(\sqrt{x}-3)}{(\sqrt{x}-3)(\sqrt{x}+3)}=\dfrac{3 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}$
c) Với $x>0 ; x \neq 9$, ta có
$A=P \cdot Q=\dfrac{x+7}{3 \sqrt{x}} \cdot \dfrac{3 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}=\dfrac{x+7}{\sqrt{x}+3}=(\sqrt{x}+3)+\dfrac{16}{\sqrt{x}+3}-6$
Áp dụng bất đẳng thức Cosi cho hai số không âm ta có:
$(\sqrt{x}+3)+\dfrac{16}{\sqrt{x}+3} \geq 8 \Rightarrow(\sqrt{x}+3)+\dfrac{16}{\sqrt{x}+3}-6 \geq 2$
$\Rightarrow A \min =2$
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi:
$\sqrt{x}+3=\dfrac{16}{\sqrt{x}+3} \Leftrightarrow x=1 $ (TMĐK)
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức $A=2$ tại $x=1$.
Bài 2. Theo kế hoạch, hai tổ sản xuất 1100 sản phẩm trong một thời gian nhất định. Do áp dụng kĩ thuật mới nên tổ I đã vượt mức $18 \%$ và tổ II đã vượt mức $15 \%$. Vì vậy trong thời gian quy định, họ đã hoàn thành vượt mức 180 sản phẩm. Tính số sản phẩm mỗi tổ được giao theo kế hoạch.
Hướng dẫn giải:
Bài 3. Trong mặt phẳng toạ độ $O x y$, cho parabol $({P}): y=x^2$ và đường thẳng $({d})$ : $y=3 x-2$. Biết $({d})$ cắt $({P})$ tại hai điểm $A, B$.
a) Xác định tọa độ hai điểm $A$ và $B$.
b) Tính diện tích tam giác $O A B$.
Hướng dẫn giải:
a) Xác định toạ độ hai điểm $A$ và $B$.
$(P): y=x^2 ;(d): y=3 x-2(d) \cap(P)=\{A, B\}$
Phương trình hoành độ của $({d})$ và $({P})$ là:
$x^2=3 x-2 \Leftrightarrow x^2-3 x+2=0 \Leftrightarrow\left[\begin{aligned} x=2 \\ x=1\end{aligned}\right.$
Không mất tính tổng quát ta giả sử: $x_A=2 ; x_B=1 \Rightarrow y_A=4 ; y_B=1$ Vậy ${A}(2 ; 4) ; B(1 ; 1)$.
b) Tính diện tích tam giác $O A B$. Gọi $H$ và $K$ lần lượt là hình chiếu của $B$ và $A$ trên trục $O x$.
$\Rightarrow H(1 ; 0) ; K(2 ; 0) \Rightarrow H K=\left|x_{{K}}-x_{{H}}\right|=1(d v d d)$
$S_{O A K}=\dfrac{1}{2} O K \cdot K A=\dfrac{1}{2}\left|x_K\right| \cdot\left|y_A\right|=\dfrac{1}{2} 2 \cdot 4=4(d v d t)$
$S_{O H B}=\dfrac{1}{2} O H \cdot H A=\dfrac{1}{2}\left|x_H\right| \cdot\left|y_B\right|=\dfrac{1}{2} 1 \cdot 1=\dfrac{1}{2}(d v d t)$
$S_{B H K A}=\dfrac{1}{2}(B H+K A) \cdot H K=\dfrac{1}{2}(1+4) \cdot 1=\dfrac{5}{2}(d v d t)$
$S_{O A B}=S_{O A K}-S_{O H B}-S_{B H K A}=4-\dfrac{1}{2}-\dfrac{5}{2}=1(d v d t)$
Bài 4. Cho nửa đường tròn $(O)$, đường kính $A B=2 R$. Gọi $A x$ là tia tiếp tuyến tại $A$ của nửa đường tròn $(O)$. Trên tia $A x$ lấy điểm $M$ bất kì $(M \neq A), M B$ cắt nửa đường tròn tại điểm thứ hai là $K$. Qua $A$ kẻ đường thẳng vuông góc với $M O$ tại $I$.
a) Chứng minh: Tứ giác $A I K M$ nội tiếp.
b) Chứng minh $\widehat{M I K}=\widehat{K B A}$ từ đó chứng minh 4 điểm $K, I, O, B$ nằm trên cùng một đường tròn.
c) Kéo dài $A I$ cắt nửa đường tròn tại $C(C \neq A)$. Kè $C H$ vuông góc với $A B$ tại $H$. Tìm vị trí điểm $M$ trên tia $A x$ để $\Delta I C H$ đều.
Hướng dẫn giải:
a) Xét $(O)$ có $\widehat{A K B}=90^{\circ}$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
$\Rightarrow \widehat{A K M}=90^{\circ}$
Có $\widehat{A I M}=90^{\circ}(\mathrm{AI} \perp M O)$
Xét tứ giác $AIKM$ có:
$\widehat{A K M}=\widehat{A I M}=90^{\circ}$
Mà $K$ và $I$ là hai đỉnh kề nhau
$\Rightarrow A I K M$ là tứ giác nội tiếp.
b) - Vì tứ giác $A I K M$ nội tiếp nên $\widehat{M I K}=\widehat{M A K}$ (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung MK).
- Cm: $\widehat{M A K}=\widehat{A B K}$
$\Rightarrow \widehat{M I K}=\widehat{A B K}$.
- Cm tứ giác $K I O B$ nội tiếp (góc ngoài bằng góc trong tại đỉnh đối) $\Rightarrow K, I, O, B$ cùng thuộc một đường tròn.
c) - Cm $H$ là trung điểm của $A C$.
$\Rightarrow I H=I C$ (theo tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền)
$\Rightarrow \triangle I C H$ cân.
- Để $\triangle \mathrm{ICH}$ cân trở thành $\triangle I C H$ đều thì $\widehat{I C H}=60^{\circ} \Rightarrow \widehat{M A C}=60^{\circ}$
- Tính được độ dài $A C=R \sqrt{3}$.
- Cm $M A=A C \Rightarrow$ Tìm được vị trí điểm $M$ trên tia $A x$ sao cho $A M=R \sqrt{3}$.