Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6 điểm) SVIP
(2 điểm)
Một vật sáng AB = 2 cm có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = OF = OF’ = 2 cm. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính d = OA = 5 cm. Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hội tụ, nêu đặc điểm của ảnh.
Hướng dẫn giải:
Sơ đồ tạo ảnh của vật AB qua thấu kính hội tụ như sau:
Để dựng ảnh của một vật nhỏ, phẳng AB đặt vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính của thấu kính, ta làm như sau:
- Sử dụng tia sáng đi qua quang tâm và tia sáng song song với trục chính xuất phát từ B. Điểm B là điểm sáng trên vật nằm ngoài trục chính. Giao điểm của hai tia ló là ảnh B' của điểm B.
- Từ B' hạ vuông góc với trục chính, cắt trục chính tại A', ta thu được ảnh A'B' của vật.
Đặc điểm: Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
(3 điểm)
Cho một mạch điện có sơ đồ như hình vẽ.
Trong đó điện trở \(R_1=24\) Ω; \(R_2=8\) Ω và \(R_3=4\) Ω. Dòng điện đi qua \(R_3\) có cường độ là \(I_3=0,2\) A.
a) Tính điện trở tương đương của toàn mạch.
b) Tính hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.
c) Tính cường độ dòng điện qua điện trở \(R_1\) và \(R_2\).
d) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở \(R_1\) trong 1 phút.
Hướng dẫn giải:
a) Đoạn mạch điện gồm (\(R_1\) song song với \(R_2\)) nối tiếp với \(R_3\).
\(R_{12}=\dfrac{R_1.R_2}{R_1+R_2}=\dfrac{24.8}{24+8}=6\) Ω
Điện trở tương đương toàn mạch là
\(R_{tđ}=R_{12}+R_3=6+4=10\) Ω.
b) Vì cường độ dòng điện qua \(R_3\) là \(I_3=0,2\) A nên \(I=I_{12}=I_3=0,2\) A.
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là
\(U=I.R_{tđ}=0,2.10=2\) V.
c) Hiệu điện thế hai đầu điện trở \(R_{12}\) là
\(U_{12}=I_{12}.R_{12}=0,2.6=1,2\) V.
Cường độ dòng điện qua \(R_1\) và \(R_2\) lần lượt là
\(I_1=\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{1,2}{24}=0,05\) A
\(I_2=\dfrac{U_2}{R_2}=\dfrac{1,2}{8}=0,15\) A
d) Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở \(R_1\) trong 1 phút là
\(Q_1=I^2_1.R_1.t=\left(0,05\right)^2.24.1.60=3,6\) J.
(1 điểm)
Từ nhà máy thủy điện người ta truyền đi một công suất \(P\) dưới hiệu điện thế \(U=5000\) V. Biết điện trở của đường dây truyền tải là \(R=25\) Ω. Tính công suất điện \(P\) của đường dây tải điện.
Hướng dẫn giải:
Công suất điện của đường dây tải điện là
\(P=U.I=\dfrac{U^2}{R}=\dfrac{\left(5.10^3\right)^2}{25}=1000000\) W = 1000 kW.