Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6 điểm) SVIP
(2 điểm)
Một vật có khối lượng \(m=2\) kg được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc ban đầu là \(v_0=10\) m/s. Bỏ qua lực cản không khí, lấy \(g=10\) m/s2.
a) Tính động năng của vật tại vị trí ban đầu.
b) Tính thế năng của vật tại vị trí cao nhất mà vật đạt được.
c) Tính độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất. d) Tính tốc độ của vật khi nó còn cách mặt đất 2 m trong quá trình rơi xuống.Hướng dẫn giải:
a)
Động năng của vật tại vị trí ban đầu: \(W_{đ0}=\dfrac{1}{2}mv^2_0=\dfrac{1}{2}.2.10^2=100\)
b)
c) Tại độ cao cực đại mà vật đạt được, động năng của vật bằng 0, thế năng đạt cực đại \(W_{tmax}=mgh_{max}=2.10.h_{max}=100\) \(\rightarrow h_{max}=5\) m.
d) Thế năng của vật tại vị trí cách mặt đất 2 m là \(W_t=2mg=2.2.10=40\)
Tại vị trí này, động năng của vật là \(W_đ=100-40=60\)
Vận tốc của vật tại vị trí này là
(1 điểm)
Một ô tô có khối lượng \(m=1000\) kg bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo không đổi có độ lớn \(F=500\) N. Ô tô di chuyển quãng đường \(s=200\) m trong thời gian 20 s.
a) Tính công của lực kéo trong trường hợp này.
b) Tính công suất của lực kéo trong suốt thời gian ô tô di chuyển.
Hướng dẫn giải:
a) Công của lực kéo là
\(A=F.s=500.200=100000\) J = 100 kJ.
b) Công suất của lực kéo là
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{100000}{20}=5000\) W = 5 kW.
(2 điểm)
Một đoạn mạch điện gồm hai điện trở \(R_1=6\) Ω; \(R_2=4\) Ω mắc song song với nhau. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 6 V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch trên.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
c) Mắc nối tiếp vào đoạn mạch ban đầu một điện trở \(R_3=2,6\) Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch lúc này.
d) Thay điện trở \(R_3\) bằng một biến trở \(R_x\). Để cường độ dòng điện chạy trong mạch là 0,5 A thì giá trị của biến trở là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là
\(R_{12}=\dfrac{R_1.R_2}{R_1+R_2}=\dfrac{6.4}{6+4}=2,4\) Ω
b) Vì đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song nên \(U_1=U_2=U=6\) V
Cường độ dòng điện qua điện trở \(R_1\) là
\(I_1=\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{6}{6}=1\) A
Cường độ dòng điện qua điện trở \(R_2\) là
\(I_2=\dfrac{U_2}{R_2}=\dfrac{6}{4}=1,5\) A
c) Điện trở tương đương của đoạn mạch khi mắc thêm \(R_3\) là
\(R_{tđ}=R_{12}+R_3=2,4+2,6=5\) Ω
d) Khi cường độ dòng điện trong mạch là 0,5 A thì điện trở tương đương khi đó là
\(R_{tđ'}=\dfrac{U}{0,5}=\dfrac{6}{0,5}=12\) Ω
Giá trị biến trở là
\(R_x+R_{12}=12\rightarrow R_x=12-2,4=9,6\) Ω.
(1 điểm)
Một bóng đèn có điện trở \(R=60\) Ω hoạt động khi được nối với hiệu điện thế \(U=120\) V. Tính năng lượng tiêu thụ của bóng đèn trong 5 giờ hoạt động.
Hướng dẫn giải:
Công suất tiêu thụ của bóng đèn là
\(P=U.I=\dfrac{U^2}{R}=\dfrac{120^2}{60}=240\) W
Năng lượng tiêu thụ trong 5 giờ là
\(W=P.t=240.5.3600=4320000\) J = 4320 kJ.