Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (6 điểm) SVIP
(1,5 điểm)
1. Nguồn điện là gì? Hãy kể tên 5 loại nguồn điện mà em biết.
2. Điện thoại di động sử dụng nguồn điện là pin sạc.
a) Khi ta không sử dụng, tắt nguồn điện thoại và cắm vào ổ điện để sạc pin thì pin trong điện thoại là nguồn điện hay dụng cụ tiêu thụ điện?
b) Nếu pin không phải là nguồn điện thì lúc này nguồn điện ở đâu?
3. Để thắp sáng hay tắt một bóng đèn thì cần có những thiết bị điện nào? Phải làm gì với những thiết bị đó? Em hãy minh họa bằng một mạch điện đơn giản.
Hướng dẫn giải:
1. Nguồn điện là thiết bị có khả năng cung cấp năng lượng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
Các loại nguồn điện: pin tiểu, pin Mặt Trời, acquy, máy phát điện, đinamô xe đạp,...
2. a) Pin là dụng cụ tiêu thụ điện.
b) Nguồn điện là ổ cắm điện.
3. Ta cần sử dụng các thiết bị sau: bóng đèn, pin, các đoạn dây nối, công tắc. Cần phải nối các thiết bị lại tạo thành mạch điện kín thì khi đóng công tắc, trong mạch xuất hiện dòng điện làm bóng đèn phát sáng; khi mở công tắc thì bóng đèn tắt.
Mạch điện minh họa:
(1 điểm)
a. Vẽ sơ đồ truyền máu ở người.
b. Giải thích vì sao nhóm máu O được gọi là nhóm máu "chuyên cho", nhóm máu AB là nhóm máu "chuyên nhận".
Hướng dẫn giải:
a. Sơ đồ truyền máu ở người:
b.
- Nhóm máu O là nhóm máu "chuyên cho" do có thể cho được tất cả các nhóm máu khác. Nhóm máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu → khi truyền máu cho các nhóm máu khác sẽ không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu.
- Nhóm máu AB là nhóm máu "chuyên nhận" do có thể nhận được tất cả các nhóm máu. Nhóm máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể → không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ.
(0,5 điểm)
Tại sao chất dinh dưỡng gần như không được hấp thụ ở dạ dày mà chỉ được hấp thụ chủ yếu ở ruột non?
Hướng dẫn giải:
- Ở dạ dày, thức ăn chưa được biến đổi xong về mặt hóa học.
- Ở dạ dày:
- Sau đoạn tá tràng, thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn giản mà cơ thể có khả năng hấp thụ được.
- Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp, trong đó có nhiều lông ruột, mỗi lông ruột có vô số lông cực nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc giữa niêm mạc với thức ăn lên nhiều lần.
- Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ và vận chuyển các chất được nhanh chóng.
→ Chất dinh dưỡng gần như không được hấp thụ ở dạ dày mà chỉ được hấp thụ chủ yếu ở ruột non.
(1 điểm)
a. Các cơ quan trong đường dẫn khí có đặc điểm cấu tạo như thế nào để có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi?
b. Thành phần nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
Hướng dẫn giải:
a.
- Làm ẩm không khí: do lớp niêm mạc có khả năng tiết chất nhầy lót bên trong đường dẫn khí (mũi, khí quản, phế quản).
- Làm ấm không khí: do lớp mao mạch máu dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản.
b. Thành phần tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại: lông mũi và chất nhầy giữ lại các hạt bụi. Nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp, ngăn không cho thức ăn lọt vào khi nuốt.
(1 điểm)
1. Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật không? Vì sao?
2. Khi vật lạnh đi và khi vật nóng lên, nội năng của vật thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn giải:
1. Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật, vì nội năng càng lớn thì các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh kéo theo năng lượng nhiệt của vật càng lớn.
2. Khi vật lạnh đi, nội năng của vật giảm vì khi đó các phân tử, nguyên tử tạo nên vật chuyển động chậm hơn.
Khi vật nóng lên, nội năng của vật tăng vì khi đó các phân tử, nguyên tử tạo nên vật chuyển động nhanh hơn.
(1 điểm)
1. Hoàn thành bảng sau về các cách truyền nhiệt chính của các môi trường.
Môi trường | Chất rắn | Chất lỏng | Chất khí | Chân không |
Cách truyền nhiệt chính | ... | ... | ... | ... |
2. Vì sao sau khi rót nước mới đun sôi vào đầy phích mà đậy ngay nút phích lại thì nút phích dễ bị đẩy bung ra khỏi miệng phích? Có cách nào tránh hiện tượng này?
Hướng dẫn giải:
1.
Môi trường | Chất rắn | Chất lỏng | Chất khí | Chân không |
Cách truyền nhiệt chính | Dẫn nhiệt | Đối lưu | Đối lưu | Bức xạ nhiệt |
2. Khi rót nước sôi vào phích mà đậy nút ngay lại thì lượng không khí trong phích ở phía trên của nước do nhận được năng lượng nhiệt truyền từ nước, sẽ nóng lên, nhưng bị nút bịt kín nên không nở ra được, gây ra áp suất lớn và đẩy nút bung ra khỏi miệng phích.
Để tránh hiện tượng đó, sau khi rót nước sôi vào phích, cần chờ cho lượng khí này nở ra hết, một phần bay ra khỏi miệng phích, rồi mới đậy nút phích lại.