Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (3 điểm) SVIP
(1 điểm)
a. Khi đi chợ hoặc siêu thị người ta thường dùng một số loại túi nylon đựng thực phẩm, đồ dùng. Lúc mới lấy ra, các túi này thường dính mép vào nhau và cần được tách ra. Hãy tìm hiểu cách tách mép các túi nylon trên và giải thích cách làm đó.
b. Hai điện tích điểm \(q_1=1,5\) μC; \(q_2=6\) μC đặt cách nhau 6 cm trong không khí. Phải đặt một điện tích điểm \(q_3\) ở vị trí nào và có giá trị điện tích là bao nhiêu để lực điện tác dụng lên điện tích này bằng 0? Vẽ hình minh họa.
Hướng dẫn giải:
a. Người ta cọ xát bằng tay để các mép túi nylon tự tách ra.
Khi cọ xát thì túi nylon sẽ nhiễm điện, các mảnh nylon nhiễm điện cùng dấu nên các mép sẽ đẩy nhau ra.
b. Gọi O1, O2, O lần lượt là vị trí đặt các điện tích \(q_1,q_2,q_3\).
Điện tích \(q_3\) nằm cân bằng khi và chỉ khi lực tổng hợp tác dụng lên \(q_3\) bằng 0, ta có:
\(\overrightarrow{F}_{13}+\overrightarrow{F}_{23}=\overrightarrow{0}\Rightarrow\overrightarrow{F}_{13}=-\overrightarrow{F}_{23}\Rightarrow\dfrac{k\left|q_1q_3\right|}{\left(O_1O\right)^2}=\dfrac{k\left|q_2q_3\right|}{\left(O_2O\right)^2}\) (1)
Ta thấy vị trí của O phải nằm trên phương O1O2 và trong đoạn O1O2 để hai vectơ lực \(\overrightarrow{F}_{13}\) và \(\overrightarrow{F}_{23}\) cùng phương ngược chiều.
Từ đó ta có: \(O_1O+O_2O=O_1O_2\Rightarrow O_2O=O_1O_2-O_1O\) (2)
Thay (2) vào (1) ta có: \(\dfrac{\left|q_1\right|}{\left(O_1O\right)^2}=\dfrac{\left|q_2\right|}{\left(O_1O_2-O_1O\right)^2}\)
Thay số ta tìm được: \(O_1O=2cm\Rightarrow O_2O=4cm\)
Vậy \(q_3\) có thể mang điện tích bất kì và đặt tại O trên đoạn thẳng nối O1O2 và cách \(q_1\) một khoảng bằng 2 cm.
Trường hợp \(q_3\) mang điện dương:
Trường hợp \(q_3\) mang điện âm:
(1 điểm)
Tìm hiểu bảng mô tả thông số kĩ thuật của một máy hàn bu-lông với chú ý rằng trong kĩ thuật 1 uF = 1 μF và uF cũng được đọc là microfara. Biết rằng khi máy hàn hoạt động, năng lượng điện tích trữ được giải phóng và công suất hàn sẽ đạt tối đa khi thời gian phóng điện là ngắn nhất.
Thông số kĩ thuật | |
Tốc độ hàn | 10 - 20 lần/1 phút |
Thời gian | 0,5 - 3 s/1 lần |
Điện dung | 99000 uF |
Công suất hàn tối đa | 2500 W |
Nguồn vào | 220 V/ 50 Hz |
Điện áp tích điện | 10 - 200 V |
a. Hãy xác định năng lượng tối đa mà bộ tụ của máy hàn có thể tích trữ được.
b. Hãy xác định năng lượng điện được giải phóng sau mỗi lần hàn với công suất tối đa chiếm bao nhiêu phần trăm năng lượng điện đã tích lũy.
Hướng dẫn giải:
a. Năng lượng tối đa mà bộ tụ của máy hàn có thể tích trữ được:
\(W_{max}=\dfrac{CU^2}{2}=\dfrac{99000.10^{-6}.200^2}{2}=1980\) J
b. Lưu ý công suất hàn sẽ đạt tối đa khi thời gian phóng điện là ngắn nhất.
Vậy năng lượng điện được giải phóng sau mỗi lần hàn với công suất tối đa là:
\(W_1=P.t=2500.0,5=1250\) J
Năng lượng điện được giải phóng sau mỗi lần hàn với công suất tối đa chiếm số phần trăm năng lượng điện đã tích lũy là:
\(\dfrac{W_1}{W_{max}}=\dfrac{1250}{1980}=63,1\%\)
(1 điểm)
a. Trong cơ thể sống, có nhiều loại tế bào, màng tế bào có nhiệm vụ kiểm soát các chất và ion ra vào tế bào đảm bảo cho quá trình trao đổi chất và bảo vệ tế bào trước các tác nhân có hại của môi trường. Một tế bào có màng dày khoảng 8.10-9 m, mặt trong của màng tế bào mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07 V. Hãy tính cường độ điện trường trong màng tế bào trên.
b. Một ion âm có điện tích - 3,2.10-19 C đi vào trong màng tế bào trên. Hãy xác định xem ion sẽ bị đẩy ra khỏi tế bào hay đẩy vào trong tế bào và lực điện tác dụng lên ion âm bằng bao nhiêu.
Hướng dẫn giải:
a. Cường độ điện trường trong màng tế bào là:
\(E=\dfrac{U}{d}=\dfrac{0,07}{8.10^{-9}}=8,75.10^6\) V/m
b. Điện trường trong màng tế bào sẽ ảnh hưởng từ phía ngoài vào trong. Vì lực tác dụng lên ion âm ngược chiều với cường độ điện trường nên lực điện sẽ đẩy ion âm ra phía ngoài tế bào. Độ lớn của lực điện bằng:
\(F=qE=3,2.10^{-19}.8,75.10^6=28.10^{-13}\) N