Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần I + II SVIP
Câu 9. (1,0 điểm)
Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ.” không? Vì sao?
Câu 10. (1,0 điểm)
Viết đoạn văn 5 - 7 dòng nêu những hành động, việc làm cụ thể để bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của dân tộc.
Bài đọc:HỘI GIÓNG - NƠI LƯU GIỮ NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội).
Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, đây là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.
Đêm mùng 5, Lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc dâng các lễ vật lên Đức Thánh, trong đó nghi lễ dâng hoa tre của thôn Vệ Linh được tổ chức đầu tiên.
Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo,...
Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 - 12/4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, Phù Đổng chính là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng. Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu” là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng” tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “ông Hổ” là đội quân tổng hợp; “làng áo đỏ” là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen” là đội dân binh. Lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường” là đi trinh sát giặc, “Rước nước” là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm” là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “rước trận Soi Bia” là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt;...
Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ,...
(Theo Tạp chí Du lịch)
Hướng dẫn giải:
Câu 9.
Học sinh nêu quan điểm đồng tình/không đồng tình.
Lí giải hợp lí. Có thể theo hướng:
- Đồng tình vì:
+ Giá trị của lễ hội cần được thể hiện qua cách nó được lưu truyền qua các thế hệ.
+ Lễ hội Gióng đã trở thành một phần của nét đẹp văn hóa truyền thống và người dân địa phương; đồng thời thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, hướng về cội nguồn quê hương của người Việt.
Câu 10.
*Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng 5 - 7 dòng.
*Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:
- Những hành động, việc làm cụ thể để bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của dân tộc:
+ Tham gia các hoạt động lễ hội.
+ Tìm hiểu về nét đẹp văn hóa của các lễ hội.
+ Tuyên truyền, giới thiệu đến bạn bè những lễ hội truyền thống.
…
*Chính tả: dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
PHẦN II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề thành lập câu lạc bộ đọc sách trong trường học.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
b. Xác định đúng yêu cầu của bài văn nghị luận: suy nghĩ về vấn đề thành lập câu lạc bộ đọc sách trong trường học.
c. Triển khai yêu cầu của bài
HS có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng khác nhau; đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận (thành lập câu lạc bộ đọc sách trong trường học) và nêu quan điểm của bản thân (đồng tình/không đồng tình).
Thân bài: đưa ra ý kiến bàn luận, kết hợp lí lẽ, bằng chứng.
Có thể triển khai theo hướng:
+ Học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn sách hay, chất lượng.
+ Văn hóa đọc được mở rộng trong trường học sẽ tạo động lực cho sự phát triển của giáo dục.
Kết bài: khẳng định lại ý kiến của bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp: đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sinh động.