Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần I + II SVIP
Câu 9. (1,0 điểm)
Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân.” bằng hình thức đoạn văn (3 - 5 dòng).
Câu 10. (1,0 điểm)
Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc gìn giữ bản sắc văn hóa qua những câu ca dao - dân ca.
Bài đọc:
[…] Trong ca dao - dân ca Nam Bộ, hình ảnh ghe xuồng, sông rạch, tôm cá xuất hiện với tần số rất cao. Nét độc đáo này biểu hiện ở những bài ca thuộc mọi chủ đề. Chuyện với mình hay chuyện với người, nhân vật trữ tình thường mượn hình ảnh trung gian - sông nước và ghe xuồng, tôm, cá:
"Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi
Kẻo giông khói đèn trời lại tối tăm."
"Không xuồng nên phải lội sông
Đôi lòng nên phải ăn ròng bẹ môn."
"Ở đâu bằng xứ Lung Tràm
Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm."
Phản ánh cuộc sống tình cảm của nhân dân trên sông nước, ca dao - dân ca Nam Bộ đã khai thác triệt để vốn từ ngữ của địa phương để chỉ các đối tượng trên bối cảnh này. Chẳng hạn, trong ca dao - dân ca Nam Bộ có 19 từ chỉ các loại ghe xuồng: ghe tam bản, ghe giàn, ghe lòng, ghe lườn, ghe mỏ vạch, ghe rổi, ghe tắc rán, ghe bầu, ghe bầu nóc, ghe be, ghe bản lồng, ghe cá vom, ghe chài, ghe cửa, ghe cui, ghe hầu, ghe ngo, ghe vỏ lải, xuồng ba lá. Có 24 từ chỉ các loại nước: nước ròng, nước rong, nước rông, nước lớn, nước kém, nước rặc, nước nhửng, nước ương, nước chửng, nước lửng, nước sình, nước xẹt, nước đứng, nước bò, nước nhảy, nước nằm, nước giựt, nước sụt, nước dềnh, nước lên, nước lui, nước rút, nước sụt, nước trồi. Số lượng từ phong phú đó là “chỉ số” cuộc sống gắn bó mật thiết với sông nước và cái nhìn rất tinh tế, nhạy cảm của con người với thiên nhiên, sự vật. Nếu ở Bắc Bộ, làng xóm được bao bọc, khép kín nghìn đời bằng những lũy tre xanh, thì ở Nam Bộ, xóm ấp là làng mở, trải dài theo kinh rạch, nhà cửa người dân luôn hướng ra thủy lộ - những dòng kinh. Chiếc xuồng là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình, được ví như “đôi chân” (“Sắm xuồng là để làm chân”) của con người vùng sông nước. Người nông dân Nam Bộ nghe hơi gió là biết con nước sắp lên hay xuống; nhìn con nước, màu nước là biết thời tiết hôm đó, lúc đó ra sao; ngửi mùi nước là biết dòng kinh, con rạch nhiều hay ít cá tôm…
Trong ca dao Nam Bộ, ở từng trường hợp cụ thể, những từ ngữ nào đó sẽ có tác dụng biểu hiện trạng thái tình cảm khác nhau của nhân vật trữ tình:
"Nước rong nước chảy tràn đồng
Tơ duyên sẵn đó, chỉ hồng chưa se."
"Anh đi trên bờ quần nó khô ráo
Bước xuống ruộng quần nó ướt memCẳng bước tới, lòng dạ thương em
Anh đi trên bờ nước xẹt gặp em trao lời."
[…] Ca dao là “Thơ của mọi nhà” (Xuân Diệu). Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân. Ngôn ngữ của ca dao - dân ca là lời đề tựa rất sinh động cho tư duy, tâm hồn, ngôn ngữ của nhân dân các miền trên Tổ quốc. Ca dao - dân ca Nam Bộ đã góp phần nuôi dưỡng những nhà thơ, nghệ sĩ đất Đồng Nai - Gia Định như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp,… Dễ hiểu vì sao ca dao Nam Bộ đến nay vẫn sống trong các bối cảnh sinh động khác nhau của đời sống nhân dân, đi vào nhiều ca từ của những bài ca vọng cổ, những trang văn của các nhà văn. “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập. Phát sinh vì dân tộc, sống còn nhờ dân tộc, ca dao là kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc.” (Thuần Phong). Tìm về cội nguồn ngôn ngữ ca dao - dân ca Nam Bộ, sẽ tìm được nhiều minh chứng, nhiều bài học về sự giàu có, trong sáng của tiếng Việt, về tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc. Bởi vì đó là “tiếng nói của quần chúng nhân dân đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa” (Phạm Văn Đồng).
(Trích Một số đặc điểm ngôn ngữ ca dao
- dân ca Nam Bộ, Bùi Mạnh Nhị)
Hướng dẫn giải:
Câu 9. (1,0 điểm)
*Đảm bảo hình thức của đoạn văn với dung lượng 3 - 5 dòng.
*Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:
- Chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê “tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân”.
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu, làm câu hay, sinh động.
+ Nhấn mạnh giá trị của ca dao Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung với mỗi người.
+ Làm rõ sự tự hào, trân trọng, đề cao của tác giả với ca dao.
*Chính tả: dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Câu 10. (1,0 điểm)
*Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng 5 - 7 dòng.
*Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:
- Ý nghĩa của việc gìn giữ bản sắc văn hóa qua những câu ca dao - dân ca:
+ Giúp con người ý thức về cội nguồn.
+ Nhắc nhở thế hệ người Việt trẻ hiểu thêm về giá trị của ca dao - dân ca.
+ Nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc qua những câu ca dao - dân ca, dấu ấn bản sắc riêng của tâm hồn Việt.
…
*Chính tả: dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
PHẦN II. LÀM VĂN (4 điểm)
Viết bài văn tả khung cảnh gia đình em quây quần trong bữa ăn.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả
b. Xác định đúng yêu cầu của bài văn miêu tả: tả khung cảnh gia đình em quây quần trong bữa ăn.
c. Triển khai yêu cầu của bài
HS có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng khác nhau; đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở bài: giới thiệu chung về khung cảnh bữa ăn gia đình (Diễn ra khi nào? Ở đâu?...).
+ Khung cảnh bữa ăn
+ Diễn biến bữa ăn: miêu tả chi tiết hoạt động của các thành viên; chú ý thái độ, tình cảm của từng thành viên,…
Kết bài: cảm xúc và suy nghĩ của em về khung cảnh gia đình quây quần trong bữa ăn.
d. Chính tả, ngữ pháp: đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sinh động.