Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 2 SVIP
3.2. Khổ 2
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh;
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
- Khổ thơ thứ hai thiên về tự sự, không gian đêm cô tịch được thể hiện tương đối rõ ràng:
+ Mây vắng
+ trời trong
+ đêm thủy tinh
→ Ta thấy được không gian ban đêm thanh mát, tịch mịch, trong vắt không gợn mây, càng khiến cho ánh sáng trăng tỏa ra thêm mênh mang, buốt lạnh, rợn ngợp cả không gian, khiến đêm như một quả cầu thủy tinh lấp lánh trong suốt.
- Xuân Diệu không miêu tả trực tiếp trăng, mà miêu tả cái hồn của trăng. Hồn trăng rung lên, dao động, dần dần cất lên hòa với tiếng đàn, tiếng hát cô liêu, ảo não về cuộc đời bi ai của người phụ nữ vô danh:
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
- Khổ thơ đã khai mở mọi giác quan của người đọc để thực sự cảm nhận nó.
3.3. Khổ 3
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…
- Khổ thơ gợi cho người ta nghĩ đến khung cảnh năm xưa Bạch Cư Dị ngồi nghe tiếng đàn tỳ bà ai oán bên bến Tầm Dương. Đó là tiếng gọi tự ngàn xưa, và ngày nay vẫn trở lại với những tâm hồn đa cảm.
- Một chi tiết khác về thời gian được cung cấp là “thu lạnh”. Không cầu kì kiểu cách, vẫn có thể gợi tả một mùa thu bên sông chân thực, sống động. Không gian tựa một cõi u huyền tâm linh, càng làm nổi bật vẻ đẹp huyền ảo, sắc lạnh và bí ẩn của vầng trăng sáng.
- Thu - nguyệt - nước - sỏi: các hình ảnh nối tiếp tạo cho người ta một cảm giác sắc lạnh đến rợn người.
- Câu thơ “long lanh tiếng sỏi vang vang hận” lại làm nảy sinh những cách lí giải khác nhau: là tiếng soi vang lên đầy hậm hực, oán hận hay là, cái nỗi hận ấy vang vang từ đâu nhập vào cảnh vật? Ta thấy con mắt của thi nhân đã “nhìn” âm thanh chứ không phải “nghe” chúng, và “nhập” vào âm thanh chứ không chỉ quan sát chúng.
- Thán từ “trời ơi” cho thấy con người đang ráo riết với cảm xúc cuộn trào không thể kìm giữ. Những tác động từ sự giao hòa ấy khiến cho thiên nhiên, âm nhạc và con người - như một lẽ dễ hiểu - tương tư lẫn nhau: “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người”.
3.4. Khổ 4
Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.
- Không gian trong khổ thơ đã có sự biến đổi rõ rệt. Từ “sông” nay đã thành “biển”, “mây vắng, trời trong” cũng hoàn toàn biến mất, không gian được miêu tả như một cõi lửng lơ, hư ảo, siêu thực: bốn bề ánh nhạc.
- Có thể hiểu những thanh âm lúc này cấu trúc nên không gian, rồi không gian lại hóa ra là biển cả sóng sánh, rồi biển cả lại cấu trúc như một khối thủy tinh khổng lồ, mọi vật tĩnh lặng, âm u, tịch mịch với “sương bạc làm thinh”, với “khuya nín thở”, như để cố gắng tái hiện một nỗi lạc lõng của nhân vật trữ tình nhỏ bé, đơn độc trong cõi trần hoang lạnh.
- Không gian ấy mênh mông, choáng ngợp, bao lấy chiếc đảo linh hồn bơ vơ, cô độc. → Tiếng nói chung của một tầng lớp lúc bấy giờ.
- Sao Khuê là chòm sao biểu tượng của văn chương, nghệ thuật. Còn “sầu âm nhạc” là sầu từ âm nhạc, hay sầu trong âm nhạc, sầu của âm nhạc, hay sầu bằng âm nhạc...? Mỗi chữ vừa là sự hội hợp, chồng chất của các nét nghĩa, giống như các hình ảnh trước đó, cũng góp phần tạo nên cái lung linh đặc biệt của “Nguyệt cầm”.
4. Mạch cấu tứ
Hình tượng tổng quát kiến tạo nên cấu tứ bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Vẻ đẹp giao hòa, cộng hưởng đầy biến ảo, huyền diệu giữa âm thanh - ánh sáng - hồn người trong thời khắc.
- Tâm trạng u sầu, ảo não, cô độc, khao khát được giao cảm của nhân vật trữ tình.
- Thể hiện sự đồng cảm, đau đáu về những kiếp người tài hoa bạc mệnh và nỗi niềm trăn trở, mong mỏi được cứu rỗi.
2. Nghệ thuật
- Những hình ảnh tượng trưng độc đáo, đẽo gọt dụng công đã thể hiện chân thực những miền sâu xa của nội tâm và tình cảm.
- Bài thơ mang đậm dấu ấn hoa mỹ độc đáo của chủ nghĩa tượng trưng phương Tây đồng thời lại hòa đồng vẻ đẹp ước lệ tinh xảo của phương Đông.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây