Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1 SVIP
TÚ UYÊN GẶP GIÁNG KIỀU
(Trích truyện thơ “Bích Câu kì ngộ”)
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Thể loại: truyện thơ Nôm bác học
2. Vị trí đoạn trích: Sau khi Tú Uyên cầu nguyện được gặp lại người mình yêu thì chàng đã mua được một bức tranh thiếu nữ giống y hệt cô gái chàng đã gặp hôm ở hội chùa Ngọc Hồ. Từ đó, về nhà chàng lúc nào cũng ôm tranh bên mình, lòng mơ tưởng đến người đẹp. Cho tới một ngày kia, chàng bắt gặp người đẹp bước ra từ trong tranh và hai người nên duyên vợ chồng.
3. Bố cục
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đề tài: tình yêu đôi lứa
2. Chủ đề
- Ngợi ca tình cảm trong sáng, chân thành, sâu đậm giữa tài tử giai nhân.
- Khát vọng tình yêu và cuộc sống tự do, nhân văn, lý tưởng, vĩnh hằng, vượt thoát khỏi sự ràng buộc hà khắc của lễ giáo phong kiến.
3. Người kể chuyện
4. Nhân vật
4.1. Nhân vật Tú Uyên
a. Giới thiệu nhân vật Tú Uyên
- Chàng Nho sinh nổi tiếng văn nhã đất kinh kỳ.
- Tư chất thông minh vốn sẵn, tài mạo đều tuyệt vời: “So trong tài mạo kiêm tuyền kém ai”.
→ Hình mẫu nhân vật tài tử.
b. Phẩm chất của nhân vật
- Tú Uyên là một chàng trai si tình, yêu tha thiết, thủy chung người con gái dù chỉ một lần gặp mặt.
- Tú Uyên là nhân vật có phần bồng bột, hấp tấp, cuồng nhiệt:
+ Khi gặp Giáng Kiều, chàng vội vàng đánh tiếng ra chào và lập tức thổ lộ tình cảm, những nỗi niềm tâm tư một cách trực tiếp, không giấu giếm:
...Vội vàng đánh tiếng ra chào
Bên mừng bên lệ, xiết bao là tình!
...Sinh rằng: “Trong bấy lâu nay
Nhắp sầu gối muộn có ngày nào nguôi”
- Nhân vật tuy thuộc tầng lớp nho sĩ, nhưng có những đặc điểm tính cách, tình cảm rất nhân bản, vượt ra khỏi sự ràng buộc hà khắc của lễ giáo:
+ Chàng mong muốn sớm được gần gũi với Giáng Kiều:
Giọng tình sánh với quỳnh tương
Giả say sinh mới toan đường lần khân.
+ Những về sau, khi nàng khuyên can thì cũng thuận theo. Tính cách này của chàng Tú Uyên khá nhất quán, không chỉ trong trích đoạn mà còn xuyên suốt chiều dài của tác phẩm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây