Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1 SVIP
NỖI NIỀM TƯƠNG TƯ
(Trích truyện thơ “Bích Câu kì ngộ”)
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Thể loại: truyện thơ Nôm.
2. Xuất xứ
- Trích trong truyện thơ “Bích Câu kì ngộ”.
- Vị trí đoạn trích:
3. Nhan đề
- Nỗi niềm: tâm tư, tình cảm riêng.
- Tương tư: nhớ người yêu một cách da diết.
→ Nỗi nhớ nhung riêng tư thầm kín mà tha thiết, mòn mỏi, buồn bã, tiếc nuối về người mình yêu vì lẽ mới gặp cô lần đầu, chàng chưa kịp làm quen nên cũng không biết làm cách nào để gặp lại.
→ Nỗi niềm tương tư không thể giãi bày, giải tỏa, nên càng day dứt, bồi hồi, trăn trở.
4. Bố cục
- Phần 1 (Lần trăng …buồn tênh): tâm trạng Tú Uyên khi tan hội chùa Ngọc Hồ trở về.
- Phần 2 (Có khi gảy khúc đàn tranh… một người tương tư): những ngày Tú Uyên tương tư về giai nhân.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Chủ đề
2. Nhân vật
a. Giới thiệu nhân vật Tú Uyên
- Chàng Nho sinh nổi tiếng văn nhã đất kinh kỳ.
- Tư chất thông minh vốn sẵn, tài mạo đều tuyệt vời: “So trong tài mạo kiêm tuyền kém ai”.
→ Hình mẫu nhân vật tài tử.
b. Tâm trạng tương tư của Tú Uyên
Phần 1: Tâm trạng Tú Uyên khi tan hội chùa Ngọc Hồ trở về
Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.
- Thời gian: trời tối, trăng đã lên.
- Tú Uyên bước đi thơ thẩn, ngẩn ngơ, bởi lẽ còn điên đảo thần hồn vì người đẹp.
- Trong đầu Tú Uyên lúc này ngập tràn hình bóng của Giáng Kiều, cùng nỗi tiếc nuối khi có duyên gặp gỡ mà chưa thể làm quen:
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?
Bướm kia vương lấy sầu hoa,
Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!
- Nghệ thuật ước lệ tượng trưng trong hình ảnh: bướm kia vương lấy sầu hoa để chỉ về lần hội ngộ ngắn ngủi mà đẹp đẽ với Giáng Kiều. Hai chữ “buồn tênh” dùng thật đắt:
Phần 2: Những ngày Tú Uyên tương tư về giai nhân
Điệp khúc “Có khi…” dẫn ra các trạng thái ngẫu nhiên hình thành nên bốn bức tranh tâm trạng.
Bức tranh thứ nhất
Có khi gảy khúc đàn tranh,
Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân
Cầu hoàng tay lựa nên vần,
Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào!
- Hành động gảy đàn vừa là hành động thực, vừa mang tính ước lệ, khiến cho câu thơ thêm trang nhã bởi nó gắn với điển cố Tư Mã Tương Như cầu hôn Trác Văn Quân qua tiếng đàn. Tú Uyên nhớ về người đẹp, cũng với tình cảm như thế, tương tư như thế, mà chỉ khác nỗi lòng người con gái ra sao, chàng không thể biết, và cô gái cũng chưa hề hay về tiếng lòng của chàng.
Bức tranh thứ hai
Có khi chuốc chén rượu đào,
Tiệc mời chưa cạn, ngọc giao đã đầy
Hơi men không nhắp mà say,
Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình.
- Trạng thái: nửa tỉnh nửa say. Trong trạng thái như vậy, người ta thường bộc lộ thành thật những nỗi niềm sâu kín của mình. Khi uống rượu, chàng không còn để ý đến rượu ngon, tiệc vui, mà trong lòng chỉ toàn nhớ về Giáng Kiều, đó là tình cảm thành thật trong lòng chàng.
- Dường như không phải Tú Uyên say vì rượu, mà thực chất chàng say vì tình. Uống rượu vào, nỗi nhớ càng đầy lên thêm, thậm chí như còn hình dung được giọng nói của người mình yêu.
→ Không gian nghệ thuật dần trở nên mơ hồ, phản chiếu chân thực tâm thức của người tương tư.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây