Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đánh giá giữa học kì I (SGK) SVIP
ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I
1. Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ
Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng. Quy đọc nhẩm đề bài tập làm văn: “Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào.”. Quy thở dài: “Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”.
Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa... rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài?
Bố vào. Đúng lúc quá!
Quy chạy lại:
- Bố ạ, con nhìn mãi bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả.
Bố hiểu ngay, tủm tỉm:
- Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia. Con chạy ra nghịch mưa, ướt hết.
Quy nhoẻn cười:
- Vâng.
- Bố còn gặp lại trận mưa bão khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi.
Quy chớp mắt:
- Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không ạ?
- Có chứ!
- Cả chiếc ô tô chạy trong mưa? Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa...
Bố lại tủm tỉm:
- Thế mà con bảo chẳng thấy gì.
Quy ngơ ngác:
- Thật đấy ạ.
- Bây giờ con ngồi vào bàn. Mắt nhìn tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa con biết!
Quy ngồi vào bàn, nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào,...
Quy cầm bút, cắm cúi viết, quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ…
(Theo Phong Thu)
Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
g. Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp?
h. Theo em, vì sao Quy nghĩ bức tường vôi xanh có nhiều phép lạ?
i. Em biết thêm điều gì sau khi đọc bài?
Gợi ý: Để làm được bài văn hay, em cần nhớ lại hoặc có thể tưởng tượng thêm những điều có liên quan đến nội dung bài.
j. Đặt câu giới thiệu hoặc nhận xét về một nhân vật trong bài đọc.
Gợi ý: Bố của Quy là một người viết văn rất giỏi.
2. Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường.
1. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện
- Giới thiệu thời gian, không gian diễn ra trải nghiệm.
- Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến trải nghiệm.
b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện
- Trải nghiệm diễn ra thế nào?
- Mọi người đã có những hoạt động thú vị nào?
- Cảm xúc, suy nghĩ của mọi người khi tham gia hoạt động đó thế nào?
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của em sau khi tham gia trải nghiệm. Em rút ra được bài học ý nghĩa gì sau khi tham gia trải nghiệm?
b. Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm.
1. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện về tấm gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm.
2. Thân bài
- Nhân vật trong câu chuyện là ai?
- Những sự kiện nào diễn ra với nhân vật ấy cho thấy được đó là người tài năng/ dũng cảm? (Kể theo trình tự, sự việc nào đến trước kể trước, sự việc nào đến sau kể sau)
- Câu chuyện đó kết thúc như thế nào?
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện. Em rút ra được bài học, thông điệp nào từ nhân vật?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây