Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập chương 8 SVIP
Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, kim loại có độ cứng lớn nhất là
Nguyên tố kim loại có trong hemoglobin làm nhiệm vụ vận chuyển oxygen, duy trì sự sống là
Kim loại nào dưới đây khi phản ứng với dung dịch HCl và khi phản ứng với khí Cl2, nung nóng tạo ra hai muối khác nhau?
Ở điều kiện thường, tinh thể K và tinh thể Cr đều có cấu trúc lập phương tâm khối. Biết một số thông số của kim loại K và Cr được cho ở bảng sau:
Tính chất | K | Cr |
Bán kính nguyên tử (pm) | 227 | 128 |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) | 63,3 | 1900 |
Khối lượng riêng (g/cm3) | 0,862 | 7,19 |
Độ cứng (kim cương = 10) | 0,5 | 8,5 |
a) Tinh thể Cr có liên kết kim loại mạnh hơn tinh thể K. |
|
b) Trong cùng một đơn vị thể tích, khối lượng kim loại trong tinh thể Cr và K bằng nhau. |
|
c) Nguyên tử Cr có bán kính nhỏ hơn nguyên tử K vì nguyên tử Cr có số lớp electron ít hơn. |
|
d) K là kim loại nhẹ, Cr là kim loại nặng. |
|
Chromium có số oxi hóa là +3 trong hợp chất nào dưới đây?
Dung dịch nào dưới đây có màu xanh lam?
Trong dung dịch K2Cr2O7 tồn tại cân bằng:
Cr2O72- (da cam) + H2O ⇌ 2CrO42- (vàng) + 2H+
Cho vài giọt dung dịch chất X vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển dần từ màu da cam sang màu vàng. X có thể là
Trong phòng thí nghiệm, nồng độ iron(II) sulfate có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch thuốc tím trong môi trường sulfuric acid theo phản ứng:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
a) Thuốc tím phải cho vào burette, không được cho vào bình tam giác. |
|
b) Cần sử dụng chất chỉ thị để nhận biết điểm kết thúc chuẩn độ. |
|
c) Iron(II) sulfate là chất khử, thuốc tím là chất oxi hóa. |
|
d) Phải đun nóng dung dịch trong bình tam giác trước khi chuẩn độ. |
|
Khi làm lạnh dung dịch FeCl3 thu được tinh thể FeCl3.6H2O. Cho độ tan của FeCl3.6H2O trong nước ở 20 oC là 91,8 g/100 g nước. Dung dịch bão hòa của FeCl3 ở 0 oC có nồng độ phần trăm là
Số lượng phối tử trong phức chất [Fe(CO)5] là
Các phức chất vuông phẳng có công thức dạng
Phức chất [Cu(H2O)6]2+ có dạng hình học là
Liên kết trong phức chất [Cu(NH3)4]2+ được hình thành do
Xét phức chất có công thức là [Ni(NH3)6]2+.
a) Phức chất có thể có dạng hình học tứ diện hoặc vuông phẳng. |
|
b) Nguyên tử trung tâm trong phức chất là Ni2+. |
|
c) Điện tích của phức chất là +2. |
|
d) Phối tử trong phức chất không mang điện. |
|
Trong phức chất [PtCl4(NH3)2]2- có bao nhiêu phối tử?
Trả lời: .
Phức chất nào sau đây có màu hồng?
Cho lượng dư dung dịch NH3 tác dụng với AgCl tạo thành phức chất [Ag(NH3)2]+. Dấu hiệu nào chứng tỏ phức chất [Ag(NH3)2]+ được tạo thành?
Các phối tử trong phức chất [Ni(H2O)6]2+ có thể bị thế hết bởi sáu phối tử NH3 tạo thành phức chất có công thức hóa học là
Cho dung dịch NH3 đặc vào dung dịch phức chất [PtCl4]2- thu được phức chất có điện tích +1 là do một số phối tử Cl- trong phức [PtCl4]2- bị thay thế bởi phối tử NH3. Số lượng phối tử Cl- đã bị thay thế là bao nhiêu?
Nhỏ muối thiocyanate (SCN-) vào dung dịch muối Fe3+ loãng, dung dịch từ màu vàng nhạt chuyển thành màu đỏ máu là do một phối tử nước trong phức chất aqua có dạng hình học bát diện của Fe3+ bị thay thế bởi 1 phối tử SCN-.
a) Phức chất aqua có công thức hóa học là [Fe(H2O)6]3+. |
|
b) Phức chất có màu đỏ máu có chứa 1 phối tử SCN- và 6 phối tử nước. |
|
c) Phức chất màu đỏ máu có điện tích là +2. |
|
d) Phức chất màu đỏ máu có công thức hóa học là [Fe(H2O)5(SCN)]2+. |
|
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây