Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ sau 2 - 9 - 1945 đến trước 19 - 12 - 1945) - phần I SVIP
I. Tình hình nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
1. Thuận lợi
- Trong nước
- Nhân dân được làm chủ đất nước, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chính quyền cách mạng mới đã đứng ra quản lý xã hội.
- Có Đảng đứng đầu, có chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối lãnh đạo sáng suốt.
- Thế giới
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới dần được hình thành.
- Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình, dân chủ dâng cao.
=> Đã cổ vũ cho cách mạng Việt Nam.
2. Khó khăn
Thù trong giặc ngoài |
- Giặc ngoại xâm: + Trung Hoa Dân Quốc kéo vào giải pháp quân đội Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16, lôi kéo tay sai là Việt Quốc, Việt Cách. + Quân Anh vào giải pháp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16 nhưng thực chất là giúp Pháp quay trở lại xâm lược. + Pháp muốn quay trở lại thiết lập chế độ cai trị như cũ ở Việt Nam. + Một bộ phận quân Nhật trong lúc chờ giải pháp đã được Anh sử dụng để giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. => Các thế lực ngoại xâm đều muốn tiêu diệt nước VNDCCH non trẻ. - Nội phản: + Các lực lượng phản động trong nước nổi lên chống phá cách mạng với nhiều khẩu hiệu quá khích. + Việt Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của các nước phương Tây. |
Chính trị |
- Chính quyền cách mạng non trẻ, chưa được nước nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. - Lực lượng vũ trang mới hình thành, còn non yếu. |
Văn hóa - xã hội |
Tàn dư của chế độ cũ để lại nặng nề: hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội tràn lan, tư tưởng cũ đè nặng. |
Kinh tế - tài chính |
- Nghèo nàn, lạc hậu: nạn đói, nạn lụt hoành hành; nông nghiệp bị tàn phá; công nghiệp đình trệ; hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ. - Ngân sách nhà nước trống rỗng. Chính quyền mới chưa quản lý được ngân hàng Đông Dương. Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị trường tiền quan kim và Quốc tệ đã mất giá, làm nền tài chính bị rối loạn. |
- Đất nước rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc": khó khăn lớn nhất là giặc ngoại xâm và nội phản, kẻ thù nguy hiểm nhất là Thực dân Pháp vì chúng đã nổ súng xâm lược miền Nam.
- Xây dựng và bảo vệ chính quyền là hai nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
=> Chính quyền là vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.
II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
1. Xây dựng chính quyền cách mạng
- Quốc hội
- Sau khi nước VNDCCH ra đời, Chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử bầu Đại biểu Quốc hội khóa I - Cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia.
- Ngày 6 - 1 - 1945, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội tổ chức trong cả nước, sau đó các địa phương tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp => Bộ máy nhà nước từng bước được kiện toàn.
- Ngày 2 - 3 - 1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên quyết định:
+ Ghi nhận thành tích của Chính phủ lâm thời.
+ Thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu).
- Hiến pháp
- Tháng 11 - 1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH.
- Quân đội
- Tháng 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị đổi tên Việt Nam Giải phóng quân thành Vệ Quốc Đoàn.
- Ngày 22 - 5 - 1946, Vệ Quốc Đoàn đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
- Lực lượng dân quân, tự vệ phát triển khắp cả nước.
- Ý nghĩa
- Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Việt Nam được thực hiện quyền công dân, bầu ra những đại biểu chân chính cho mình vào cơ quan nhà nước (Quốc hội).
- Phá tan âm mưu của các thế lực phản động trong và ngoài nước, nhằm lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ.
- Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước cách mạng thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kì mới.
- Làm cho bộ máy chính quyền nhà nước dần được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương, trở thành công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước => Góp phần bảo vệ, giữ vững, phát huy thành quả của cách mạng tháng Tám.
Tổng tuyển cử là bằng chứng về khát vọng độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. "Mỗi lá phiếu là một viên đạn bắn vào quân thù", làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ khối đoàn kết dân tộc của chúng.
3. Giải quyết nạn đói
- Biện pháp trước mắt
- Điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.
- Nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ.
- Phát động phong trào "Nhường cơm sẻ áo", "Hũ gạo cứu đói", "Ngày đồng tâm",... để kêu gọi tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân.
- Biện pháp lâu dài (triệt để)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi "Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất!".
- Phong trào thi đua tăng gia sản xuất được dấy lên trong cả nước với các khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng", "Không một tấc đất bỏ hoang",...
- Chính phủ ra lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng, dân chủ.
- Chính phủ chưa tiến hành cải cách ruộng đất, chưa tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân vì muốn huy động sức mạnh của giai cấp địa chủ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Kết quả
- Sản xuất nông nghiệp được phục hồi.
- Nạn đói từng bước đẩy lùi.
- Đời sống vật chất của người dân được đảm bảo một phần.
4. Giải quyết khó khăn về tài chính
- Biện pháp trước mắt
- Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân.
- Nhân dân đã hưởng ứng cuộc vận động - xây dựng “Quỹ độc lập" và phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động.
- Biện pháp lâu dài
- Tháng 11 - 1946, Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam thay tiền Đông Dương.
- Ý nghĩa
- Bước đầu xây dựng nền tài chính độc lập của nước Việt Nam mới.
- Làm thất bại âm mưu phá rối nền tài chính nước ta của các thế lực đế quốc.
5. Ý nghĩa chung
- Từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, khó khăn.
- Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.
- Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
- Tạo ra nội lực quan trọng để đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây