Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại
2. Hoàn cảnh ra đời
- Năm 1925, ở Việt Nam, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp có những hoạt động sôi nổi. Phan Bội Châu, một chí sĩ yêu nước bị chính quyền thực dân Pháp bắt cóc ngày 30/6/1925 tại Thượng Hải (Trung Quốc) rồi giải về Việt Nam để kết án tử hình. Sự kiện này đã làm dấy lên phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu phát triển trong cả nước Việt Nam, gây sức ép lớn cho chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Va-ren từng là đảng viên Đảng Xã hội Pháp nhưng bị cho là đã phản bội quyền lợi của giai cấp công nhân để leo lên những chức vụ cao. Khi Toàn quyền Méc-lanh (Merlin) bị nhà yêu nước Phạm Hồng Thái giết hụt ở Sa Diện, Quảng Đông (Trung Quốc) thì Chính phủ Pháp cử Va-ren đảm nhiệm chức vụ Toàn quyền Đông Dương nhằm xoa dịu tình hình.
- Lúc này, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa đang tích cực tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân trên các diễn đàn công khai, ngay tại Pa-ri (Paris). Ra đời từ tháng 4/1922, báo Người cùng khổ (Le Paria), ra hằng tháng, mỗi số in hàng nghìn bản, là “diễn đàn của nhân dân các nước thuộc địa”, đăng tải những bài viết tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân và kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đoàn kết đấu tranh. Là một trong những người sáng lập, kiêm chủ nhiệm và chủ bút, Nguyễn Ái Quốc đã đăng khoảng 40 bài trên tờ báo tiếng Pháp này.
- Trước những sự kiện quan trọng của phong trào cách mạng Việt Nam khi ấy, Nguyễn Ái Quốc đã kể một câu chuyện đậm chất trào lộng, “bằng đôi cánh của trí tưởng tượng”, để góp tiếng nói từ thủ đô nước Pháp ủng hộ phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu ở Việt Nam.
3. Phương thức biểu đạt
4. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến "giam trong tù": Mở đầu.
- Phần 2: Từ "Đến Sài Gòn" đến "vẫn nằm tù.": Toàn quyền Va-ren và dân chúng.
- Phần 3: Từ "Từ Sài Gòn" đến "vẫn nằm tù.": Toàn quyền Va-ren và triều đình An Nam.
- Phần 4: Từ "Nhưng chúng ta" đến "hiểu Phan Bội Châu.": Toàn quyền Va-ren và Phan Bội Châu.
- Phần 5: Từ "Cuộc gặp gỡ" đến hết: Lời kể của nhân chứng.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cảm hứng trào lộng trong văn bản
- Khái quát về cảm hứng trào lộng:
+ Cảm hứng trào lộng gắn với sự thôi thúc bên trong của người viết muốn bóc trần thực chất của sự vật, sự việc trên một phương diện nào đó bằng tiếng cười gồm nhiều sắc thái.
+ Cảm hứng trào lộng cho thấy vị thế đứng cao hơn đối tượng của chủ thể tiếng cười.
+ Cảm hứng trào lộng được thể hiện khác nhau tùy theo phong cách nghệ thuật của từng nhà văn và tùy theo thể loại được chọn sử dụng.
- Cảm hứng trào lộng trong văn bản: Được thể hiện qua các phương diện sau:
+ Nhan đề: Hạ bệ một sự kiện chính trị thành "những trò lố nực cười".
+ Việc xây dựng tình huống: Tưởng tượng về cuộc gặp gỡ giữa hai bên, hai lực lượng đối địch.
+ Xây dựng nhân vật: Dựng một chân dung hí họa về quan Toàn quyền Đông Dương.
+ Giọng điệu:
+ Ngôn ngữ:
++ Nhại: sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
++ Ngôn ngữ miêu tả mang sắc thái châm biếm: hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương; đôi bàn chân giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên.
++ Nói mỉa: ông Va-ren đã nửa chính thức hứa.
++ Trùng điệp: vẫn bị giam trong tù, vẫn nằm tù,...
++ Nghịch ngữ: Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi.
++ Chơi chữ: Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy,...
2. Sự tương phản giữa Va-ren và Phan Bội Châu
- Sự tương phản giữa hai nhân vật này được thể hiện tập trung nhất ở đoạn 2 của phần 4.
Va-ren | Phan Bội Châu | |
Địa vị | Toàn quyền Đông Dương. | Tù nhân. |
Tiểu sử/ Lai lịch | Đảng viên Đảng Xã hội Pháp. | Chí sĩ yêu nước chống thực dân Pháp. |
Hành vi |
- Hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. - Tuần du Sài Gòn. - Dự yến, nhận tưởng lệ. - Vào xà lim tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay tráo thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu. |
Nằm tù. |
Lời nói |
- Dài dòng Tôi đem... Toàn quyền...! - Lập luận ngụy biện xảo trá, trơ trẽn. |
Im lặng. |
Thái độ | Kẻ cả, ngạo nghễ: tôi biết rõ, ông nghe tôi, ông hãy nhìn tôi,... |
- Dửng dưng. - Khinh bỉ (nhếch mép, nhổ vào mặt). |
3. Điểm nhìn
- Câu chuyện được kể từ nhiều điểm nhìn khác nhau: Điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn của nhân vật (Va-ren, dân chúng, anh lính dõng, nhân chứng thứ hai).
+ Phần 1: Ngôi kể vô nhân xưng kết hợp với ngôi kể “chúng ta” thể hiện điểm nhìn của tác giả và những người cùng chí hướng đang hoạt động ở Pa-ri.
+ Phần 2: Câu chuyện được tiếp nối với nhiều điểm nhìn: Điểm nhìn của Va-ren (lần đầu tiên được thấy một thành phố Đông Dương); điểm nhìn của người quan sát và kể chuyện (Bỗng dưng tất cả dừng lại...); điểm nhìn của đám đông dân chúng (Gì thế nhỉ?...); điểm nhìn của chú bé con, chị con gái, anh sinh viên, bác cu li xe, nhà Nho.
+ Phần 3, 4, 5:
- Việc tạo ra sự đa dạng về điểm nhìn làm cho câu chuyện được kể một cách tự nhiên, sinh động, gợi ra nhiều tầng nghĩa. Ví dụ: Từ điểm nhìn của Va-ren, xứ thuộc địa hiện diện toàn những cảnh “nhốn nháo”, mông muội. Nhưng từ điểm nhìn của những người dân Việt Nam thì Va-ren mang tướng mạo bất lương, trang phục kì dị,... Qua đó, tình trạng xung đột giữa các lực lượng xã hội hiện ra cụ thể và khách quan hơn là chỉ tường thuật từ điểm nhìn của người kể chuyện.
4. Điểm độc đáo trong phần kết thúc truyện
- Lạ: Hiển thị trên văn bản thành một đoạn riêng biệt rồi lại được nối dài thêm bằng đoạn “T.B. - Một nhân chứng thứ hai...”. T.B ở đây có thể hiểu là tái bút/ viết thêm, tưởng như không quan trọng, thường chỉ thấy trong thư từ trao đổi cá nhân.
- Mở: Gia tăng nhân vật trần thuật và điểm nhìn (anh lính dõng và nhân chứng thứ hai). Với cách làm này, người viết có thể tiếp tục tăng thêm nhân vật trần thuật (nhân chứng thứ ba, thứ tư,...) để mở thêm những điểm nhìn và những tình huống khác giúp cho việc diễn tả chủ đề sâu sắc và thú vị hơn. Phần kết thúc có thể mở rộng như vậy là vì ở phần trên, tác giả đã lưu ý về “đôi cánh của trí tưởng tượng”, chuẩn bị tâm thế cho việc trình bày những chi tiết hư cấu, bất ngờ.
- Bất ngờ:
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
- Thủ pháp trào phúng, giễu nhại được sử dụng linh hoạt, xuyên suốt văn bản.
- Kết hợp sử dụng nhiều điểm nhìn.
- Phần kết thúc truyện độc đáo, mới lạ so với những tác phẩm tự sự cùng thời.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây