Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội SVIP
NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
A. TÌM HIỂU VĂN BẢN
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ:
2. Thể loại
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào lời nói, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đặc điểm hình thức
a. Số dòng, số chữ, số vế
--> Tục ngữ ngắn gọn, có nhịp điệu, được tách vế.
b. Gieo vần
- Câu tục ngữ 3: vần cách (thầy - mày).
- Câu tục ngữ 4: vần cách (thầy - tày).
- Câu tục ngữ 5: vần cách (cả - ngã).
- Câu tục ngữ 7: vần cách (non - hòn).
- Câu tục ngữ 8: vần cách (bạn - cạn).
c. Biện pháp tu từ
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Tác dụng của biện pháp tu từ:
- Làm cho các câu tục ngữ trở nên giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.
2. Nội dung
Câu tục ngữ | Nội dung |
Ở hiền gặp lành. | Nhắc nhở việc ăn ở hiền hậu, phúc đức sẽ gặp điều thiện lành, may mắn. |
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. |
Răn dạy về truyền thống uống nước nhớ nguồn. |
Không thầy đố mày làm nên. | Nhắc nhở về công lao dạy dỗ của thầy cô. |
Học thầy không tày học bạn. |
Nhắc nhở việc học từ bạn bè cũng rất quan trọng. |
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. |
Khuyên nhủ về sự kiên trì, đừng thấy chút ít khó khăn mà vội bỏ cuộc. |
Có công mài sắt, có ngày nên kim. | Khuyên răn cần có ý chí, chỉ cần cố gắng sẽ thành công. |
Một cây làm chẳng nên non |
Khuyên nhủ về sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể sẽ tạo nên những thành tựu lớn lao. |
Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông. |
Nhắc nhở về sự hợp sức, chung lòng của bạn bè sẽ giúp vượt qua mọi khó khăn. |
Mất của dễ tìm, |
Nhắc nhở về việc đối nhân xử thế, khi lỡ làm cho người khác không hài lòng, không tin tưởng thì sẽ khó để họ yêu quý mình trở lại. |
B. TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI Ở SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1, 6, 8, 9.
Câu | Số chữ | Số dòng | Số vế |
1 | 4 | 1 | 1 |
6 | 8 | 1 | 2 |
8 | 8 | 1 | 1 |
9 | 8 | 2 | 2 |
Câu 2: (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Câu | Cặp vần | Loại vần |
3 | thầy - mày | Vần cách |
4 | thầy - tày | Vần cách |
5 | cả - ngã | Vần cách |
7 | non - hòn | Vần cách |
8 | bạn - cạn | Vần cách |
Câu 3 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
*Giải thích:
- “Ăn quả”: ta được ăn quả ngọt trên cây khi nó chín; những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được.
- “nhớ kẻ trồng cây”: nhớ đến công sức người đã trồng cây tạo ra quả; nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó.
- “sóng cả”: sóng lớn, sóng to.
- “ngã tay chèo”: chèo không vững, đuối sức, không chống nổi sóng gió.
- “mài sắt”: mài một thứ được làm bằng sắt hay chính là mài dũa bản thân, vượt qua khó khăn thử thách.
- “nên kim”: mài cục (thanh) sắt để thành chiếc kim khâu hay chính là những thành quả mà ta nhận được khi vượt qua gian khổ.
=> Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ trở nên giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.
* Biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ.
Câu 4 (Trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có đặc biệt ở chỗ: “mất lòng” có nghĩa là “làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó”. Ý nghĩa này không phải là phép cộng đơn giản ý nghĩa giữa hai thành tố “mất” (không tồn tại) và “lòng”. Do đó, “mất lòng” và “khó kiếm” khó có thể kết hợp được với nhau. Tuy nhiên, trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”, “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”. Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn chấp nhận được và nó đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây