Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài học Ngày xuân Phố Cáo (Viết - Vận dụng) trong chương trình Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo.
Bài văn kể chuyện sáng tạo có mấy phần?
Ở phần mở bài của bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết cần
Trong phần thân bài của bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết cần lưu ý những gì? (Chọn 3 đáp án)
Sắp xếp các ý sau theo đúng trình tự của câu chuyện.
- Ông thu thuổng trong làng, nhặt những cái khả nghi cho người liếm cán thuổng để tìm ra vị đắng trên cán giống với vị đắng của gốc dưa.
- Ông tìm được người chủ của cái thuổng có vị đắng, cũng là người từng có thù oán với gia đình tôi.
- Ông cùng tôi ra ruộng dưa kiểm tra và hỏi tôi đã từng gây thù oán, xích mích với ai trong làng.
- Tôi tìm đến quan Nguyễn Khoa Đăng sau khi hay tin ruộng dưa nhà mình bị kẻ ác phá tan hoang, dưa héo rụng, gốc dưa bị giẫm nát.
Hôm nay là một ngày đẹp trời. Đứng trên dốc cao, phóng tầm mắt ra xa, tôi vui mừng nhìn ruộng dưa của mình tươi tốt. Khung cảnh này làm tôi nhớ lại câu chuyện đã qua và ân nhân của gia đình mình – quan nội tán Nguyễn Khoa Đăng. Ông đã giúp gia đình tôi lấy lại công bằng và kẻ gian ác phải chịu tội. Ông Nguyễn Khoa Đăng nổi tiếng là người có tài xét xử và là một vị quan mẫu mực. Năm đó, giữa đêm khuya, gia đình tôi hay tin dữ. Ruộng dưa tôi cất công chăm sóc bấy lâu bị kẻ ác phá tan hoang. Cả gia đình tôi thất thần khi thấy cảnh dưa héo rụng la liệt trên mặt đất, các gốc dưa bị giẫm nát. Mùa này, gia đình mất trắng, ai cũng đau xót. Vì quá uất ức, tôi đến tìm quan nội tán kể rõ sự tình. Nghe xong, ông ra đến tận ruộng, sau một thời gian ngắn quan sát, ông nhận định kẻ ác dùng một cái thuổng xắn đứt ngọn dưa và dùng cán giẫm nát hầu hết các gốc dưa. Nhưng hắn khôn ngoan, cố ý xóa sạch mọi dấu vết. Ông nhẹ nhàng hỏi: - Anh có ngờ ai thù oán mình không? Sau một hồi suy nghĩ, tôi trả lời: - Bẩm ông, nhà tôi chưa từng gây oán với ai, nhưng có nhiều kẻ trong làng ganh ghét.
Tôi kể ra tên những kẻ thường hay đến gây chuyện, chế giễu, kiếm cớ không cho nhà mình làm ăn ở cái đất này. Ngay sau đó, ông vội cho người đi thu tất cả các thuổng trong xóm lại, thuổng của nhà nào đều có ghi tên nhà ấy vào cán. Đoạn, ông khám từng cán thuổng một, nhặt riêng mấy cái khả nghi ra một nơi. Rồi ông sai người thè lưỡi liếm trên mấy cái cán thuổng đó. Quả nhiên có một cái, người ta nhận thấy có vị đắng. Ông sai lấy một gốc dưa đập giập vắt nước ra nếm thử thì chất đắng của dưa cùng với chất đắng trên cán thuổng là một. Ông nhìn lại tên ghi ở thuổng thì đúng là thuổng của một trong số mấy người mà tôi ngờ là có thù oán với mình. Quá trình điều tra diễn ra nhanh chóng trước sự chứng kiến của bà con. Sau khi quan điều tra và biết được gã đã phá ruộng dưa, ông cho người bắt giữ hắn. Trước lời lẽ đanh thép của quan, hắn cúi đầu nhận tội. Quan bắt hắn đền lại hoa lợi ruộng dưa cho tôi và phạt thêm gấp hai lần để hắn chừa cái thói hại ngầm kẻ khác. Qua câu chuyện này, dân làng càng kính phục ông Nguyễn Khoa Đăng – một vị quan chính trực, yêu thương dân. Đây là bài học cảnh tỉnh cho những ai có ý định hãm hại người khác và cũng là bài học cho tôi cần phải cẩn trọng hơn trong cuộc sống hằng ngày, đối đãi với mọi người chan hòa hơn.
Dòng nào nói đúng về tính sáng tạo của văn bản? (Chọn 2 đáp án)
Ông Nguyễn Khoa Đăng nổi tiếng là người có tài xét xử và là một vị quan mẫu mực. Năm đó, giữa đêm khuya, gia đình tôi hay tin dữ. Ruộng dưa tôi cất công chăm sóc bấy lâu bị kẻ ác phá tan hoang. Cả gia đình tôi thất thần khi thấy cảnh dưa héo rụng la liệt trên mặt đất, các gốc dưa bị giẫm nát. Mùa này, gia đình mất trắng, ai cũng đau xót. Vì quá uất ức, tôi đến tìm quan nội tán kể rõ sự tình.
Nghe xong, ông ra đến tận ruộng, sau một thời gian ngắn quan sát, ông nhận định kẻ ác dùng một cái thuổng xắn đứt ngọn dưa và dùng cán giẫm nát hầu hết các gốc dưa. Nhưng hắn khôn ngoan, cố ý xóa sạch mọi dấu vết.
Trong đoạn văn trên, ngoài kể chuyện, người viết còn bổ sung các yếu tố nào để lời văn thêm sinh động?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây