Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Muối của rừng (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
2. Nhân vật
Nhân vật ông Diểu được thể hiện rõ nét qua những diễn biến tâm lí trong quá trình đi săn khỉ:
a. Khi ông Diểu gặp đàn khỉ
- Khi gặp đàn khỉ, ông Diểu chỉ nghĩ về con người, ông đem nhãn quan của con người, về con người để nhìn loài khỉ. Chính vì thế, ông mới dùng những lời lẽ rất đỗi xúc phạm, châm biếm (đối với con người) để nói về khỉ đực và dùng những từ ngữ mỉa mai để nói về khỉ cái. Cụ thể:
+ Ông gọi khỉ đực là:
+ Ông nói về khỉ cái: giống cái bao giờ cũng dễ phân tâm; Đang canh gác mà đi bắt rận ở người thì còn gì nữa? Với giống cái thì thân thể mình là quan trọng nhất. Điều ấy thật giản dị và đẹp. Nhưng điều ấy lại đầy xót xa...
b. Khi ông Diểu bắn khỉ đực
- Khi bắn khỉ đực, ông cảm thấy sợ hãi, chân tay bủn rủn như vừa làm điều ác:
+ Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ khiến cho ông Diểu sợ hãi run lên. Ông vừa làm điều ác.
+ Chân tay ông rủn ra, giống cảm giác như người vừa mới làm xong việc nặng.
=> Ở sự kiện này, trong ông Diểu có sự thay đổi đột ngột về tâm lí. Giây phút bắn con khỉ đực, trong ông tưởng như không còn khát vọng chiếm hữu con khỉ ấy nữa, mà bất ngờ xuất hiện sự tội lỗi, hoảng sợ vì ngộ ra bản thân vừa làm tổn thương một con vật.
c. Khi chứng kiến khỉ cái dìu khỉ đực chạy trốn
- Khi thấy khỉ mẹ bất chấp nguy hiểm quay lại dìu khỉ đực chạy trốn, ông Diểu cảm thấy rất tức giận, căm ghét: Ông Diểu tức giận giương súng. Hành động hi sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét. Đồ gian dối, mày chứng minh tấm lòng cao thượng hệt như một bà trưởng giả! Sự tan rã đạo đức bắt đầu từ những tấn bi kịch thế này, lừa ông sao được?
- Ở đây, ông Diểu tiếp tục dùng nhãn quan của con người, về con người để nhìn con khỉ cái. Do đó, hành động khỉ cái liều mình cứu khỉ đực, ông không thấy nó là tình nghĩa, là tình cảm, trách nhiệm của con vật ấy với đồng loại, gia đình của nó, mà ông chỉ thấy đó chính là hành động giả dối như những kẻ ngụy quân tử thường làm.
- Bên cạnh đó, ông cũng cảm thấy buồn bã:
d. Khi bị khỉ con lấy súng và chứng kiến khỉ con lăn xuống vực
- Khi bị khỉ con cướp súng, ông Diểu ngớ ra một lát rồi phá lên cười vì: Tình thế của ông lúc này thật lố bịch! Con mồi thì bị đồng loại của nó mang đi mất, vũ khí đi săn thì cũng bị cướp mất. Ông Diểu bật cười vì nhận ra mình đang mất cả chì lẫn chài trong cuộc đi săn này.
- Rồi khi chứng kiến khỉ con ôm chặt cây súng lăn xuống vực sâu ông Diểu một lần nữa, lại có sự chuyển biến mạnh mẽ về tâm lí: Ông Diểu tái mặt, mồ hôi toát ra như tắm. Ông đứng trên miệng vực nhìn xuống rùng mình; Trong kí ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này; Ông Diểu lùi lại kinh hoàng; Ông Diểu chạy lùi trở lại; chạy như ma đuổi...
=> Có thể thấy, cái chết của con khỉ con khiến cho ông Diểu sợ hãi, ám ảnh, hoang mang tột cùng. Một người đàn ông dám xách súng đi săn một mình đến lúc này lại nghĩ đến những chuyện tâm linh (vốn chỉ đàn bà, trẻ nhỏ mới tin): "Hay là ma?", "Cô hồn của những bà cô ông mãnh thường biến thành khỉ trắng?"; rồi ông lại ngờ vực chính mình: "Ta có mê không?", "Tất cả như trong mộng mị?".
e. Khi trèo lên chỗ khỉ đực nằm
- Khi thấy khỉ đực bị thương:
- Nhưng khi con khỉ nghiêng đôi mắt ươn ướt nhìn ông, thì ông Diểu lại tránh nhìn vào đôi mắt đó. Có lẽ lúc này, ông Diểu đã có chút chột dạ, cảm thấy tội lỗi, song trong ông vẫn còn mong muốn có được nó nên ông mới thấy tiếc, tránh không nhìn vào mắt nó để khỏi mùi mẫn mà tha cho con vật mà mình đã dày công săn bắn này.
f. Khi khỉ cái bám theo ông Diểu xuống núi
- Một lần nữa, khi sắp có được con mồi, ông Diểu lại phải đối diện với tình cảm của đôi khỉ. Con khỉ cái có thể từ bỏ con khỉ đực vì sợ hãi, vì đã mất con, nhưng nó không làm vậy. Nó đã một lần bất chấp nguy hiểm lao vào dìu khỉ đực trốn thoát, thì giờ, nó vẫn chẳng ngại nguy hiểm đi theo ông Diểu để tìm cơ hội cứu chồng nó. Hoàn cảnh này khiến ông Diểu dâng lên những xúc cảm, suy nghĩ phức tạp:
+ Ông cảm thấy bản thân như bị xúc phạm vì con khỉ cứ bám theo ông mãi như ăn vạ ông, đòi ông trả lại chồng cho nó.
+ Ông thấy mệt lả và khổ sở vô cùng một phần vì sức lực đã hao mòn sau một hành trình dài, vất vả; một phần là vì phải đấu tranh tư tưởng có nên từ bỏ con mồi hay không.
+ Cuối cùng, ông Diểu cũng đành phải từ bỏ con mồi. Đó không hẳn là vì tình thương hay nỗi day dứt, mà đó là vì sự thấu hiểu. Giây phút nhìn con khỉ cái cứ thập thò trực chờ ông Diểu đi để lại gần chồng của nó, ông Diểu mới nhận ra rằng: Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. Ông hiểu rằng không chỉ riêng loài người, mà ngay cả xã hội loài vật cũng có những mối ràng buộc, những trách nhiệm của riêng nó; rằng loài vật cũng có tình cảm riêng, chứ không phải là những giống loài vô tri như con người thường mặc định bấy lâu nay.
g. Khi ông Diểu phóng sinh cho khỉ đực
- Khi trả lại khỉ đực cho khỉ cái, ông Diểu cảm thấy cô đơn xen lẫn cả hạnh phúc.
+ Trạng thái cô đơn này không là trạng thái cô độc, ảm đạm, buồn bà, mà dường như là nó trạng thái thuần khiết, trong trẻo ở ông Diểu sau khi được khu rừng "thanh tẩy". Ông bước vào khu rừng với sự chuẩn bị kĩ càng, tươm tất (trang phục, đồ ăn, vũ khí), đến khi bước ra khỏi khu rừng thì trên người lại không mảnh vài che thân, nhưng tâm hồn thì được gột rửa, ý thức được thanh lọc và ông đã nhận ra được bài học quý giá từ thiên nhiên.
+ Cho nên, cái hạnh phúc ở ông Diểu chính là kết quả của quá trình "thanh tẩy". Ông Diểu biết buông tha cho gia đình khỉ chính là lúc ông nhận ra cần phải biết trân trọng, sống hòa hợp với thiên nhiên. Chính vì thế, thiên nhiên mới ban tặng cho ông món quà chính là cơ hội được gặp hoa tử huyền hiếm có.
3. Chi tiết kì ảo
Những sự việc kì lạ trong tác phẩm là:
- Cảnh tượng ở Hõm Chết: sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí sau cái chết của khí con.
- Khỉ con màu trắng - Cô hồn của những bà cô ông mãnh thường biến thành hình khỉ trắng.
- Chỗ con khỉ đực bị thương nằm trên một ngọn đá phẳng lì và khá chông chênh, cảm tưởng như bất cứ lúc nào tảng đá cũng có thể lăn nhào.
- Tiếng kêu của khỉ đực tựa như thần Chết bực mình, lắp bắp nghe như tiếng của trẻ con.
- Núi lở bất ngờ - đoạn đường mà ông leo lên lúc nãy loáng cái chỉ còn một vết chém phẳng lì.
- Chỗ ông để quần áo trước khi trèo lên vách đã đùn lên một đống mối to gần bằng cây rạ.
- Khỉ cái đeo bám lẽo đẽo đằng sau, lẵng nhẵng bám theo.
=> Tác dụng:
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
- Xây dựng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo đặc sắc, giàu ý nghĩa.
- Sử dụng thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây