Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết - phần 2 SVIP
3. Dân cư, xã hội
a) Thành phần dân tộc
- Dân số: 12,9 triệu người (13,1% dân số cả nước), tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%.
- Thành phần dân tộc đa dạng, dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% dân số toàn vùng.
- Phân bố dân tộc đan xen nhưng vẫn có khu vực cư trú đặc trưng.
- Văn hoá, phong tục tập quán đa dạng. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây dược liệu và rau quả ôn đới.
b) Phân bố dân cư
- Mật độ dân số thấp (136 người/km2). Có sự khác nhau giữa các khu vực: Đông Bắc có mật độ dân số cao hơn Tây Bắc; khu vực trung du có mật độ dân số cao hơn miền núi.
- Dân cư chủ yếu sinh sống ở nông thôn (79,5% dân nông thôn). Các đô thị có mật độ dân số tương đối cao.
c) Chất lượng cuộc sống
- Đời sống được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên nhờ công cuộc Đổi mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
4. Sự phát triển và phân bố kinh tế
- Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng liên tục (8,7% GDP cả nước). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và xây dựng; dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.
a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
- Hướng phát triển: sản xuất hàng hoá, áp dụng khoa học công nghệ và ưu tiên phát triển nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ.
* Nông nghiệp:
- Trồng trọt:
+ Cây lương thực: lúa và ngô là cây lương thực chính, được trồng ở các cánh đồng thung lũng hoặc vùng đất dốc được cải tạo thành ruộng bậc thang. Trồng lúa góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu lương thực của vùng.
+ Cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu: có thế mạnh phát triển các khu vực sản xuất tập trung như chè, hồi, quế, thảo quả, cây ăn quả,...
- Chăn nuôi: có thế mạnh về chăn nuôi gia súc.
+ Số lượng trâu, lợn lớn nhất cả nước.
+ Đàn bò có xu hướng tăng qua các năm, đứng thứ 2 cả nước.
+ Đàn bò sữa được chú trọng phát triển ở Sơn La, Bắc Giang,...
+ Phát triển theo hình thức trang trại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chăn nuôi lợn, bò.
* Lâm nghiệp: có thế mạnh với tổng diện tích rừng khoảng 5,4 triệu ha (36% diện tích cả nước).
- Khai thác, chế biến lâm sản: sản lượng khai thác ngày càng tăng, chủ yếu từ rừng trồng. Các loại lâm sản khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu,... đem lại sinh kế, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng:
+ Chính sách giao đất và giao rừng đã góp phần tạo việc làm, ổn định đời sống người dân và góp phần bảo vệ, phát triển rừng.
+ Diện tích rừng trồng đạt 1,5 triệu ha. Công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được chú trọng, đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
* Thuỷ sản:
+ Hoạt động khai thác thuỷ sản trên hệ thống sông, hồ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho một bộ phận người dân.
+ Nuôi trồng thuỷ sản ở các sông, hồ ngày càng có hiệu quả, góp phần cung cấp thực phẩm cho người dân, tạo ra các mặt hàng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều trang trại nuôi thuỷ sản được đầu tư công nghệ cao với quy mô lớn ở một số địa phương.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây