Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 8. Dịch vụ (phần 3) SVIP
4. Thương mại và du lịch
a. Thương mại
- Các hoạt động thương mại có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống người dân và tăng cường quan hệ hợp tác trong nước, quốc tế.
Thương mại phát triển với nhiều xu hướng mới:
- Nội thương:
+ Các cơ sở bán lẻ hiện đại ngày càng được mở rộng: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng dần giá trị và tỉ trọng.
+ Quy hoạch hợp lí, đổi mới mô hình hoạt động các chợ đầu mối và truyền thống: sắp xếp, nâng cấp các chợ đầu mối trên phạm vi cả nước và chợ truyền thống tại các địa phương.
+ Đầu tư hạ tầng thương mại: phát triển đồng bộ, đa dạng, từng bước hiện đại hóa, áp dụng công nghệ số hóa.
+ Thương mại điện tử phát triển nhanh: các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điên tử ngày càng phổ biến.
+ Gia tăng thu hút đầu tư, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài.
- Ngoại thương
+ Phát triển xuất khẩu, nhập khẩu bền vững: hướng đến xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ; các sản phẩm kinh tế xanh góp phần nâng cao vị thế quốc gia.
+ Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng: đẩy mạnh khai thác các thị trường lớn, yêu cầu sản phẩm chất lượng cao (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...); mở rộng sang các thị trường tiềm năng (Liên bang Nga, Ấn Độ, châu Phi,...).
+ Chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu: giảm tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ thấp, công nghệ trung gian; tăng tỉ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn.
b. Du lịch
- Phát triển mạnh từ những năm 90 của thế kỉ XX, đem lại nguồn thu lớn cho kinh tế.
- Định hướng phát triển: trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành và lĩnh vực khác, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ.
- Một số xu hướng phát triển:
+ Đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững: đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch đồng thời vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, xã hội; góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sự phát triển của các hệ sinh thái.
+ Tập trung phát triển các loại hình du lịch tiềm năng: du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái.
+ Tăng cường phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng dựa trên các lợi thế về tài nguyên: du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; du lịch văn hóa; khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng,...
+ Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh: xây dựng điểm đến thông minh, ứng dụng công nghệ số trong du lịch.
+ Chú trọng đầu tư, khai thác các khu vực động lực phát triển du lịch: phát triển các địa bàn du lịch trọng điểm, các khu du lịch quốc gia để thúc đẩy, lan tỏa phát triển du lịch đến các địa phương khác.
+ Mở rộng thị trường: duy trì các thị trường truyền thống và đẩy mạnh khai thác thị trường khách nội địa, đa dạng hóa các phân khúc thị trường mục tiêu.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây