Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 6. Công nghiệp (phần 2) SVIP
2. Các ngành công nghiệp chủ yếu
a) Khái quát chung
- Công nghiệp là ngành có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2021.
- Cơ cấu đa dạng, bao gồm: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải.
- Xu hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành có hàm lượng công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ.
- Phân bố công nghiệp: thay đổi theo hướng phát huy thế mạnh mỗi vùng. Hoạt động công nghiệp tập trung nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
b) Một số ngành công nghiệp chủ yếu
- Công nghiệp khai khoáng:
+ Có lịch sử phát triển lâu đời, xu hướng giảm dần giá trị sản xuất và sản lượng khai thác.
+ Phân bố: than chủ yếu ở Quảng Ninh, dầu thô và khí tự nhiên ở thềm lục địa phía Nam, titan ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, sắt ở Trung du và miền núi Bắc Bộ,...
+ Ngành khai khoáng đầu tư vào nghiên cứu, áp dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, giảm thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
- Công nghiệp sản xuất điện:
+ Sản lượng điện hàng năm tăng nhanh nhờ áp dụng khoa học công nghệ hiện đại.
+ Cơ cấu sản lượng điện đa dạng, có xu hướng tăng tỉ trọng các loại điện tái tạo.
- Thuỷ điện: các nhà máy thuỷ điện chủ yếu ở khu vực miền núi, một số nhà máy lớn như Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu,...
- Nhiệt điện: bao gồm nhiệt điện than (Mông Dương, Vũng Áng) và nhiệt điện khí (Phú Mỹ, Cà Mau).
- Điện gió: phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Điện mặt trời: phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,...
- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm:
+ Chiếm tỉ trọng cao trong công nghiệp chế biến, chế tạo nước ta. Các công nghệ mới được đẩy mạnh áp dụng vào sản xuất.
+ Phân bố rộng khắp cả nước, phát triển mạnh ở các đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà,...
- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính:
+ Ngành có hàm lượng công nghệ cao, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản xuất đem lại giá trị kinh tế lớn, sản lượng sản phẩm của ngành tăng nhanh.
+ Cơ cấu ngành rất đa dạng: gồm sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính, thiết bị truyền thông, điện dân dụng,...
- Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục, sản xuất giày dép:
+ Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta, sản lượng sản phẩm của ngành tăng nhanh, các sản phẩm được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và là sản phẩm chủ lực của nước ta.
+ Các trung tâm dệt và sản xuất trang phục, giày dép lớn của nước ta là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,...
- Một số ngành công nghiệp khác: sản xuất kim loại, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng,... Các ngành này vẫn được duy trì tốc độ phát triển khá, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
3. Vấn đề phát triển công nghiệp xanh
- Khái niệm: Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn.
- Ý nghĩa: Giúp tái sử dụng các chất thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đảm bảo sức khoẻ người dân và tạo ra các sản phẩm an toàn, thông qua sử dụng các công nghệ tiên tiến.
- Phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam:
+ Giảm thiểu chất thải công nghiệp, qua đó khắc phục và giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Tạo ra sản phẩm công nghiệp cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới.
+ Tiết kiệm chi phí đầu vào, nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng trong sản xuất.
- Xu hướng phát triển công nghiệp xanh được thể hiện mạnh ở một số ngành như điện gió, điện mặt trời, công nghiệp xử lí nước thải,... góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây