Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông, các đảo và quần đảo (phần 1)
- Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 2)
- Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 33. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (phần 2) SVIP
III. KHAI THÁC TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN BIỂN, ĐẢO
Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là khai thác các nguồn tài nguyên biển, phát triển đồng thời nhiều ngành kinh tế có liên quan với nhau, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thúc đẩy nhau cùng phát triển, không cản trở hoặc gây thiệt hại cho các ngành kinh tế còn lại.
⇒ Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, đảo vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường và khẳng định chủ quyền quốc gia.
1. Phát triển du lịch biển, đảo
- Trong những năm qua, hoạt động du lịch biển của nước ta phát triển nhanh.
- Số lượng khách và doanh thu của hoạt động du lịch biển tăng.
- Nhiều loại hình du lịch biển mang lại hiệu quả cao như nghỉ dưỡng biển, thể thao biển,...
- Việt Nam đã hình thành các trung tâm du lịch biển như: Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang),...
- Nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng khác như: Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Quy Nhơn (Bình Định), Mũi Né (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),...
- Ý nghĩa phát triển du lịch biển, đảo:
+ Thúc đẩy các ngành giao thông vận tải biển, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch.
+ Nâng cao đời sống của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa vùng biển.
- Trong phát triển du lịch biển, đảo cần chú ý đến bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển, đảo.
2. Phát triển giao thông vận tải biển
- Hệ thống cảng biển ngày càng phát triển và hiện đại.
- Đến năm 2022, nước ta có 34 cảng biển, trong đó có 2 cảng đặc biệt; 11 cảng loại I; 7 cảng loại II và 14 cảng loại III.
- Các tuyến giao thông vận tải biển ở nước ta được mở rộng cả nội địa và quốc tế, dịch vụ hàng hải ngày càng phát triển, đội tàu buôn quốc gia được tăng cường.
⇒ Góp phần quan trọng trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất, nhập khẩu.
- Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa bằng đường biển có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 - 2019; sau đó giảm ở giai đoạn 2019 - 2021, đặc biệt là khối lượng luân chuyển.
- Ý nghĩa phát triển giao thông vận tải biển:
+ Thúc đẩy sự phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch biển.
+ Khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên thế giới và góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển.
- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa cần chú ý vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế các sự cố tràn dầu xảy ra.
3. Khai thác khoáng sản biển
- Khai thác khoáng sản vùng biển nước ta quan trọng nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên.
- Mỏ dầu khai thác đầu tiên trên vùng biển Việt Nam vào năm 1986, ở thềm lục địa phía nam. Tính đến năm 2022, Việt Nam đã khai thác 25 mỏ dầu, khí. Tuy nhiên, sản lượng khai thác không ổn định.
- Cát thuỷ tinh và ti-tan được khai thác nhiều nhất ở dọc ven biển các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu,...
- Làm muối là nghề truyền thống của người dân một số vùng ven biển. Tổng sản lượng muối biển mỗi năm khoảng 1 triệu tấn. Những nơi sản xuất muối lớn nhất nước ta là Cà Ná, Phương Cựu (Ninh Thuận), Diêm Điền (Thái Bình), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi),...
- Ý nghĩa khai thác tài nguyên khoáng sản biển: Mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước, thúc đẩy ngành công nghiệp hóa dầu,... tạo nguồn hàng xuất khẩu.
- Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên cần bảo vệ môi trường biển, tránh gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác.
4. Khai thác tài nguyên sinh vật biển, đảo
- Ngành khai thác hải sản:
+ Được đầu tư tốt hơn về phương tiện, công nghệ để tăng cường khai thác xa bờ, truy xuất được nguồn gốc.
+ Sản lượng khai thác hải sản tăng nhanh, đặc biệt là cá biển.
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sản lượng khai thác hải sản lớn nhất, chiếm hơn 40% sản lượng cả nước (năm 2021).
- Ngành nuôi trồng hải sản:
+ Được đầu tư phát triển mở rộng diện tích và đối tượng nuôi trồng.
+ Các mô hình nuôi trồng công nghiệp, công nghệ cao ngày càng phổ biến rộng rãi.
+ Nuôi trồng theo hướng bền vững được chú trọng, vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Ý nghĩa của khai thác và nuôi trồng hải sản: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, tạo mặt hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy du lịch biển.
- Tuy nhiên, việc khai thác và nuôi trồng hải sản cần chú ý bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây