Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 32. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (phần 2) SVIP
2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
a. Quá trình hình thành
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập năm 1997, bao gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
- Năm 2004, vùng được bổ sung thêm tỉnh Bình Định.
- Đến năm 2021, năm tỉnh, thành phố của vùng có diện tích khoảng 28 nghìn km², số dân là 6,6 triệu người.
b. Nguồn lực phát triển
- Nằm ở vị trí chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây. Vùng là cửa ngõ thông ra biển của vùng Tây Nguyên và các nước Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
- Vùng có không gian biển rộng, tài nguyên biển phong phú tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển; khoáng sản có cao lanh, cát thuỷ tinh,... chất lượng tốt; có tiềm năng để phát triển điện gió, điện mặt trời,...
- Người dân trong vùng có truyền thống cần cù, tinh thần cách mạng.
- Trong vùng có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thế giới (Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn), là những thế mạnh để phát triển du lịch.
- Hệ thống giao thông của vùng khá hiện đại, bao gồm các quốc lộ, cao tốc (quốc lộ 1, cao tốc Bắc - Nam,...), các cảng hàng không (Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát), cảng biển (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi,...).
c. Thực trạng phát triển
- Quy mô GRDP của vùng ngày càng tăng nhưng tỉ trọng trong GDP cả nước còn nhỏ.
- Cơ cấu kinh tế của vùng thiên về phát triển dịch vụ song chuyển dịch còn chậm.
- Năm 2021, vùng thu hút 4,0% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với 4,6% tổng số vốn đăng kí, đóng góp 2,6% trị giá xuất khẩu của cả nước.
- Các ngành kinh tế nổi bật:
+ Kinh tế biển: giao thông vận tải biển, dịch vụ hàng hải, du lịch biển đảo, khai thác thuỷ sản xa bờ và nuôi trồng thủy sản.
+ Công nghiệp: sản xuất ô tô và xe có động cơ khác, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, năng lượng tái tạo,...
d. Định hướng phát triển
- Tiếp tục phát triển các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và thế giới.
- Phát triển công nghiệp sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, công nghiệp sản xuất ô tô.
- Phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.
3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
a. Quá trình hình thành
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập năm 1998, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Vùng mở rộng thêm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An vào năm 2003 và tỉnh Tiền Giang vào năm 2009.
- Đến năm 2021, tám tỉnh, thành phố của vùng có diện tích hơn 30 nghìn km², số dân là 21,8 triệu người.
b. Nguồn lực phát triển
- Vùng nằm trên các tuyến giao thông quan trọng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội cả trong nước và quốc tế.
- Vùng có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước.
- Nguồn tài nguyên dầu khí với trữ lượng lớn trong vùng là thế mạnh nổi bật.
- Vùng có không gian biển thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, du lịch biển,...
- Các điều kiện về đất, khí hậu thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả nhiệt đới.
- Vùng có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao, năng động, sáng tạo, thích ứng với nền kinh tế thị trường.
- Cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại và ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng với hệ thống quốc lộ, cao tốc, cảng hàng không (Tân Sơn Nhất, Long Thành - đang xây dựng, Côn Đảo), cảng biển (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu,...).
- Vùng có nhiều chính sách linh hoạt trong thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ,...
c. Thực trạng phát triển
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng phát triển kinh tế hàng đầu của cả nước, GRDP của vùng đứng đầu 4 vùng kinh tế trọng điểm.
- Cơ cấu kinh tế của vùng có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại.
- Năm 2021, vùng thu hút 54,6% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với 44,1% tổng số vốn đăng kí và đóng góp 37,1% trị giá xuất khẩu của cả nước.
- Các ngành kinh tế nổi bật trong vùng:
+ Công nghiệp: khai thác, chế biến dầu khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống,...
+ Dịch vụ: cảng biển, du lịch, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông,...
+ Nông nghiệp: phát triển cây công nghiệp với mức độ tập trung và trình độ thâm canh cao.
d. Định hướng phát triển
- Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đi đầu trong khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đối mô hình tăng trưởng, xây dựng kinh tế số, xã hội số.
- Phát triển mạnh các dịch vụ tài chính ngân hàng, khoa học - công nghệ, logistics,...
- Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao, các công viên phần mềm, trí tuệ nhân tạo.
- Phát triển kinh tế biển.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây