Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 29. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ (phần 2) SVIP
III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ
- Quy mô GRDP của vùng Đông Nam Bộ tăng liên tục, năm 2021 chiếm hơn 30% GDP cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
1. Công nghiệp
* Khái quát chung
- Năm 2021, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP của vùng, riêng công nghiệp chiếm 37,9%.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm 31,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
- Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn.
* Công nghiệp khai thác và chế biến dầu, khí:
- Đây là ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng và giữ vai trò quan trọng đối với cả nước.
- Sản lượng khai thác dầu khí của vùng chiếm ưu thế sản lượng của cả nước, cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước và xuất khẩu.
- Khí tự nhiên:
+ Được khai thác từ hai nguồn: khí đồng hành từ khai thác các mỏ dầu và khí tự nhiên từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ,...
+ Đây là nguồn nhiên liệu ổn định, cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện lớn trong vùng và cho các ngành khác như: sản xuất phân đạm, chế biến các chế phẩm từ khí,...
* Công nghiệp sản xuất điện:
- Bao gồm nhiệt điện, thủy điện và điện từ năng lượng tái tạo khác.
- Các nhà máy nhiệt điện lớn ở Đông Nam Bộ chủ yếu được chạy bằng nhiên liệu khí, lớn nhất là tổ hợp nhiệt điện Phú Mỹ với tổng công suất thiết kế khoảng gần 4 000 MW, các nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Thủ Đức, Hiệp Phước, Nhơn Trạch,... được mở rộng công suất.
- Các nhà máy thủy điện được xây dựng trong vùng gồm: Trị An (công suất thiết kế 400 MW, trên sông Đồng Nai), Thác Mơ và Cần Đơn (công suất thiết kế là 150 MW và 77,6 MW, trên sông Bé), cung cấp nguồn điện năng đáng kể cho vùng.
- Các nguồn năng lượng tái tạo khác đang được chú ý phát triển, nhất là năng lượng mặt trời.
* Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính:
- Phát triển mạnh nhờ thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Tập trung ở các trung tâm có vị trí thuận lợi cho xuất khẩu.
* Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống:
- Phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng, do những lợi thế về nguồn nguyên liệu (cả nội vùng và từ các vùng lân cận), lao động và thị trường.
* Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục; công nghiệp sản xuất giày, dép:
- Là những ngành được phát triển từ lâu dựa trên cơ sở nguồn lao động dồi dào.
- Các mặt hàng vải dệt, quần áo, giày dép ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng, phục vụ xuất khẩu.
- Việc ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại như tự động hoá, in 3D vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng được đẩy mạnh.
* Các ngành công nghiệp khác như: sản xuất hóa chất, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất kim loại, sản xuất ô tô và xe có động cơ khác,... cũng được chú trọng phát triển.
- Đông Nam Bộ có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn của cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu,...
⇒ Các trung tâm công nghiệp này có cơ cấu ngành đa dạng, nhiều ngành có vai trò lớn với cả nước.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây