Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 28. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên (phần 2) SVIP
2. Phát triển lâm nghiệp
a. Thế mạnh và hạn chế
* Rừng:
- Tây Nguyên có diện tích rừng khá lớn. Năm 2021, tổng diện tích rừng hơn 2,5 triệu ha, chiếm 17,5% điện tích rừng cả nước.
- Rừng Tây Nguyên có đa dạng sinh học cao, có nhiều loại cây gỗ, dược liệu quý,...
- Trong vùng có nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới như Yok Đôn, Kon Hà Nừng, Tà Đùng,...
* Khí hậu:
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn ⇒ Thuận lợi cho việc trồng rừng và khoanh nuôi rừng tự nhiên.
* Chính sách:
- Chính sách giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế,... góp phần giữ vững diện tích rừng tự nhiên, thúc đẩy công tác trồng rừng,...
* Hạn chế: Rừng ở Tây Nguyên đang có nguy cơ bị suy giảm về diện tích và chất lượng rừng.
b. Hiện trạng phát triển
- Ngành lâm nghiệp của vùng gồm các hoạt động khai thác, chế biến lâm sản và trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.
- Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác của vùng là 753,7 nghìn m², riêng tỉnh Đắk Lắk chiếm 50,3% sản lượng gỗ khai thác toàn vùng.
- Một số loại lâm sản ngoài gỗ như: măng, dược liệu,... cũng được khai thác tạo thêm sinh kế cho người dân.
- Trồng rừng cũng đang được chú trọng. Gia Lai có diện tích rừng trồng mới hằng năm lớn nhất trong vùng.
- Công tác quản lí, bảo vệ rừng ở Tây Nguyên đã được tăng cường; đặc biệt là bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Các khu dự trữ sinh quyển của thế giới Kon Hà Nừng (Gia Lai), Lang Biang (Lâm Đồng) và các vườn quốc gia như: Chư Mom Ray (Kon Tum), Yok Đôn (Đăk Lăk, Đăk Nông), Chư Yang Sin (Đắk Lắk),... được bảo vệ để bảo tồn nguồn gen và các hệ sinh thái rừng của vùng.
3. Phát triển thủy điện
a. Thế mạnh và hạn chế
- Tây Nguyên có trữ năng thủy điện lớn thứ hai sau vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Trữ năng thuỷ điện của vùng tập trung ở một số hệ thống sông như Sê San, Srêpôk, Đồng Nai,...
- Nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng trong xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ điện trong vùng.
- Hạn chế: Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài, nguồn nước trong các hồ thủy điện hạ thấp ảnh hưởng đến công suất phát điện của các nhà máy.
b. Hiện trạng phát triển
- Tây Nguyên phát triển thủy điện lớn thứ hai cả nước. Sản lượng thủy điện sản xuất năm 2021 chiếm khoảng 20% tổng sản lượng thủy điện của cả nước.
- Trong vùng đã xây dựng nhiều nhà máy thủy điện.
+ Trên lưu vực sông Sê San đã có các nhà máy thủy điện lớn như: Ialy (720 MW), Sê San 3 (260 MW), Sê San 3A (108 MW), Sê San 4 (360 MW),...
+ Trên lưu vực sông Srêpôk có các nhà máy thuỷ điện là Buôn Kuốp (280 MW), Srêpôk 3 (220 MW), Srêpôk 4 (80 MW), Buôn Tua Srah (86 MW),...
+ Trên sông Đồng Nai có các nhà máy thuỷ điện là Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW),...
⇒ Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện trong vùng đã cung cấp nguồn điện thúc đẩy kinh tế phát triển; điều tiết nước, giữ mực nước ngầm, ngăn lũ lụt; phát triển giao thông, nuôi trồng thủy sản và du lịch.
4. Khai thác bô-xít
* Điều kiện phát triển:
- Có trữ lượng bô-xít lớn nhất cả nước (khoảng 8,2 tỉ tấn), chiếm gần 90% trữ lượng cả nước, phân bố chủ yếu ở Lâm Đồng, Đắk Nông.
- Thị trường có nhu cầu về sản phẩm a-lu-min và nhôm lớn, nhiều chính sách ưu tiên phát triển ngành theo hướng phát triển bền vững là động lực thúc đẩy các ngành khai thác và chế biến bô-xít ở vùng.
* Tình hình phát triển:
- Khai thác bô-xít thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên.
- Các mỏ khai thác bô-xít chủ yếu tập trung ở hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông.
- Quặng bô-xít được khai thác để chế biến thành a-lu-min, nguyên liệu chính để sản xuất bột nhôm.
- Năm 2021, các nhà máy trong vùng sản xuất được khoảng 680 nghìn tấn a-lu-min.
- Hai cơ sở chế biến a-lu-min và bột nhôm là Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông).
- Phát triển công nghiệp khai thác bô-xít cần đi đôi với công tác bảo vệ môi trường.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây