Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (phần 2) SVIP
4. Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế
* Khái quát chung:
- Tổng sản phẩm của vùng chiếm 11,8% GDP cả nước (2021).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tuy nhiên còn chậm (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng cao).
- Một số ngành kinh tế thế mạnh: nông nghiệp và thủy sản; công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, sản xuất điện, dịch vụ.
a. Nông nghiệp và thủy sản
* Nông nghiệp:
- Trồng trọt:
+ Vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, sản phẩm chủ lực là lúa và cây ăn quả.
+ Lúa:
- Vùng sản xuất lúa lớn nhất, diện tích và sản lượng chiếm trên 1/2 cả nước.
- Áp dụng nhiều công nghệ hiện đại trong sản xuất ⇒ năng suất lúa tăng nhanh và cao hàng đầu cả nước.
- Nhiều giống lúa chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu được đưa vào gieo trồng.
- Phân bố: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An và Sóc Trăng.
- Bình quân sản lượng lúa đạt 1 405,1kg/người, gấp 3 lần trung bình cả nước.
+ Cây ăn quả:
- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại: xoài, chôm chôm, bưởi, sầu riêng,...
- Diện tích cây ăn quả của vùng chiếm 33,2%, sản lượng chiếm 41,5% cả nước.
- Phân bố: Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,...
- Cây ăn quả được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GolbalGAP, có chỉ dẫn địa lí,...
- Vùng trồng nhiều dừa nhất cả nước, tỉnh Bến Tre là tỉnh đứng đầu trong vùng.
- Chăn nuôi:
+ Phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm.
+ Vịt được nuôi nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh.
+ Lợn, bò cũng được chăn nuôi ở nhiều nơi.
* Thủy sản:
- Thế mạnh hàng đầu của vùng, sản lượng tăng liên tục (trên 55% sản lượng thủy sản cả nước).
- Sản lượng nuôi trồng lớn và tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác.
- Chủ yếu nuôi cá da trơn, tôm.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào khai thác và nuôi trồng thủy sản ⇒ đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Các tỉnh có sản lượng thủy sản cao nhất nước: Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre,...
b. Công nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ.
- GRDP công nghiệp chiếm 20,5% GRDP của vùng (2021).
- Cơ cấu công nghiệp: sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất điện.
* Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm:
- Nguồn nguyên liệu dồi dào của ngành nông nghiệp và thủy sản; nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ⇒ thúc đẩy ngành phát triển và phân bố rộng khắp vùng.
- Các sản phẩm chủ yếu: gạo xay xát, thủy sản ướp đông, rau quả đóng hộp, thức ăn chăn nuôi,...
- Vai trò: cung cấp thị trường trong nước, mặt hàng xuất khẩu quan trọng ⇒ mang lại giá trị kinh tế cao.
* Công nghiệp sản xuất điện:
- Nhiều nhà máy điện được xây dựng ⇒ sản lượng điện tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
+ Nhà máy nhiệt điện: Trà Vinh, Cà Mau, Cần Thơ,...
+ Nhà máy điện gió: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau,...
+ Nhà máy điện mặt trời: Hậu Giang, An Giang,...
- Đầu tư phát triển điện gió, điện mặt trời góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây