Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 19. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 1)
- Lý thuyết Bài 19. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 2)
- Luyện tập Bài 19. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 1)
- Luyện tập Bài 19. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết Bài 19. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (phần 1) SVIP
I. Khái quát
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Bao gồm 14 tỉnh, diện tích khoảng 95,2 nghìn km².
- Tiếp giáp: 2 nước láng giềng Trung Quốc, Lào; 2 vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Ý nghĩa vị trí địa lí: Có vị trí đặc biệt quan trọng, có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với các nước láng giềng; tiếp giáp với hai vùng kinh tế, tạo điều kiện hỗ trợ và trao đổi hàng hóa.
2. Dân số
- Năm 2021, số dân trong vùng là 12,9 triệu người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%, cao hơn so với mức trung bình chung của cả nước (0,93%).
- Mật độ dân số trung bình là 136 người/km², thấp hơn so với trung bình của cả nước (297 người/km²).
- Dân cư chủ yếu sinh sống ở nông thôn, tỉ lệ dân thành thị là 20,5% (cả nước là 37,1% năm 2021).
- Có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Thái, Mường, HMông, Tày, Nùng, Dao,...
II. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế
1. Khai thác và chế biến khoáng sản
a. Thế mạnh
- Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta.
- Một số loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn, có khả năng khai thác với quy mô công nghiệp:
+ Than ở Lạng Sơn, Thái Nguyên;
+ Sắt ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang;
+ Đồng ở Sơn La, Bắc Giang;
+ Đồng - vàng ở Lào Cai;
+ Thiếc ở Cao Bằng, Thái Nguyên;
+ Đất hiếm ở Lai Châu;
+ A-pa-tít ở Lào Cai;
+ Đá vôi, đá xây dựng có ở nhiều tỉnh trong vùng;
+ Nước khoáng ở Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang,...
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, các yếu tố khoa học - công nghệ mới, tiên tiến được ứng dụng giúp cho khai thác và chế biến khoáng sản thuận lợi hơn.
b. Khai thác thế mạnh
- Một số loại khoáng sản chủ yếu được khai thác trong vùng như: than, a-pa-tít, đá vôi, nước khoáng.
- Một số khoáng sản được khai thác với quy mô nhỏ như: chì - kẽm, thiếc,...
- Khoáng sản được khai thác là nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp sản xuất điện và các ngành công nghiệp khác.
- Trong vùng có một số nhà máy nhiệt điện than như Na Dương (Lạng Sơn) công suất 110 MW, Sơn Động (Bắc Giang) công suất 220 MW, An Khánh (Thái Nguyên) công suất 120 MW.
- Các sản phẩm của công nghiệp chế biến khoáng sản nổi bật là xi măng, phân bón,...
- Khai thác khoáng sản trong vùng có tác động đến môi trường ⇒ cần hạn chế tác động xấu tới môi trường cũng như đối với các ngành kinh tế khác mà vùng có nhiều tiềm năng.
2. Phát triển thuỷ điện
a. Thế mạnh
- Vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất nước ta. Riêng hệ thống sông Hồng chiếm trên 30% trữ lượng thuỷ năng của cả nước (11 triệu kW), trong đó sông Đà gần 6 triệu kW.
- Ngoài ra, vùng có nhiều sông, suối, thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất vừa và nhỏ.
- Nhu cầu về điện trong nước ngày càng tăng, khoa học - công nghệ tiên tiến, chính sách phát triển phù hợp, nguồn vốn đầu tư lớn là động lực thúc đẩy ngành phát triển.
b. Khai thác thế mạnh
- Trung du và miền núi Bắc Bộ đã xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn.
+ Trên sông Đà, ba nhà máy thuỷ điện lớn nhất cả nước đã được xây dựng là nhà máy thủy điện Sơn La (2 400 MW), nhà máy thủy điện Hòa Bình (1 920 MW), nhà máy thuỷ điện Lai Châu (1 200 MW).
+ Các nhà máy thuỷ điện đáng kể khác là Huội Quảng (520 MW), Tuyên Quang (342 MW), Bản Chát (220 MW), Thác Bà (120 MW).
+ Trên các sông suối nhỏ đã xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất vừa và nhỏ.
- Việc phát triển thủy điện góp phần khai thác thế mạnh, cung cấp năng lượng cho vùng và cả nước, tạo động lực mới cho sự phát triển của vùng.
- Vấn đề cần chú ý trong phát triển thủy điện ở vùng:
+ Chú trọng đến việc giải quyết hài hòa vấn đề khai thác, sử dụng nguồn nước giữa thuỷ điện và thuỷ lợi;
+ Quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu;
+ Khai thác hiệu quả vùng lòng hồ, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, du lịch; bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ nguồn nước cho các hồ thủy điện,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây